Chủ thể của hợp đồng lao động là gì ?

by Trương Mỹ Linh

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận cũng là sự ràng buộc pháp lý giữa Người lao động và nhà tuyển dụng về điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, mức thu nhập,… chủ thể của hợp đồng lao động gồm có người sử dụng lao động và người lao động. Việc xác định chủ thế ký kết hợp đồng là vô cùng quan trọng, bởi vì hợp đồng lao động sẽ bị tuyên vô hiệu nếu chủ thế ký kết không đúng quy định pháp luật và sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên. Vậy chủ thể của hợp động lao động là gì? Quý độc giả hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì ?

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì ?

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

– Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

– Trong khuôn khổ pháp luật cho phép người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động các nội dung cụ thể của quan hệ lao động sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

– Các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi nội dung hợp đồng lao động hoặc thoả thuận để chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì?

Chủ thể của hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

– Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động.

– Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý minh chứng cho mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu do người ký kết hợp đồng không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, người lao động cũng như người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng tham gia quan hệ lao động cần lưu ý đối với vấn đề này.

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý minh chứng cho mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trên thực tế, có nhiều trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu do người ký kết hợp đồng không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người lao động cũng như người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng tham gia quan hệ lao động cần lưu ý đối với vấn đề này.

Theo đó, khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng như sau:

“Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phả giao kết hợp đồng với người lao động”.

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 khá rộng, đó là:

Thứ nhất, đối với phía người sử dụng lao động, người có thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng đó là:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+  Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Thứ hai, đối với phía người lao động, người có thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng đó là:

+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

Khi giao kết hợp đồng lao động, về nguyên tắc, người lao động không được ủy quyền cho người khác, điều này thể hiện ý chí của các chủ thể, tôn trọng nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, một số trường hợp pháp luật cho phép người lao động có thể ủy quyền cho người đại diện của nhóm người lao động ký kết hợp đồng. Đó là đối với công việc theo mùa vụ theo quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động 2019.

Về phía người sử dụng lao động là tất cả doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đinh, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ..

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chủ thể của hợp đồng lao động là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488