ISO 14001 là một hệ thống quản lý môi trường đầu tiên được thừa nhận – Chứng nhận ISO 14001 – hệ thông quản lý môi trường hiện nay đã được áp dụng khá rộng rãi nhằm mục đích quản lý và giảm thiểu tác động tiêu cực của doanh nghiệp đến môi trường.
Nội Dung Chính
Chứng chỉ ISO 14001 là gì? iso 14001:2015 là gì?
Chứng nhận ISO 14001, chứng chỉ iso 9001 là một sản phẩm của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – ISO. ISO 14001 là tiêu chuẩn chung đầu tiên về quản lý môi trường được thừa nhận trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này rất tổng quát và không được áp dụng cho mọi ngành hay mọi lĩnh vực. Nó chỉ cung cấp một khung chuẩn có thể được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu nội bộ và bên ngoài trong việc quản lý môi trường. Và việc chứng nhận ISO 14001 là điều bắt buộc đối với tất cả các nhà kinh doanh hay sản xuất nhằm tạo vị trí bền vững hơn trên thị trường cạnh tranh hiện nay lẫn phát triển hơn cho việc kinh doanh của chính doanh nghiệp mình.
Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại, từ đó nhận thức được môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức. Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là điều kiện bắt buộc trong Tiêu chuẩn này, vì vậy việc đạt được Chứng nhận ISO 14001 sẽ có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện.
ISO 14001:2015 là công sức nghiên cứu của 121 chuyên gia của đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia về phát triển môi trường thuộc ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 để có thể sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với môi trường chính trị ,xã hội hiện nay.
Vào tháng 9/2015, bản ISO 14001:2015 đã được chính thức công bố và áp dụng. Tất cả chứng nhận ISO 14001:2004 đều sẽ hết hiệu lực vào tháng 09/2018, như vậy có nghĩa là trong vòng 3 năm tới những đơn vị nào áp dụng ISO 14001:2004 đều phải cập nhật lên chứng nhận ISO 14001:2015
Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 14001
Nhờ tính tổng quát và được chấp nhận trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến những vấn đề gì?
ISO 14001 đề cập chủ yếu đến :
- Hệ thống quản lý môi trường
- Đánh giá môi trường.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
- Nhãn hiệu và Công bố về môi trường.
- Đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường.
- Xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại
Quy trình chứng nhận iso 14001:
Tương tự như chứng nhận ISO 9001, quy trình chứng nhận iso 14001 cũng được thực hiện tương tự, gồm các bước sau:
- Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
- Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
- Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
- Giai đoạn 4: Chứng nhận
Thời gian thực hiện
- Tư vấn và áp dụng ISO 14001: từ 60 – 90 ngày
- Chứng nhận ISO 14001: từ 15 – 30 ngày
Mỗi chứng nhận iso 14001 đều có hiệu lực trong vòng 3 năm, trong thời hạn 3 năm của hiệu lực có 2 lần đánh giá giám sát, hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận, đơn vị phải thực hiện chứng nhận lại
Mục tiêu chính của iso 14001
- Sự cam kết trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo đối với yêu cầu bảo vệ môi trường
- Sự gắn kết môi trường với đường lối chiến lược kinh doanh;
- Tập trung vào các sáng kiến chủ động trong việc bảo vệ môi trường
- Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
- Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc hướng tới xây dựng và xác định tác động môi trường của sản phẩm
Để có thể đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 14001 đơn vị cần phụ thuộc vào các yếu tố
- Quy mô của tổ chức
- Vị trí của tổ chức
- Phạm vị áp dụng của tổ chức
- Chính sách môi trường của tổ chức
- Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
- Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
- Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ
Chứng nhận ISO 14001 mang lại những lợi ích gì?
- Hạn chế chất thải trong sản xuất bằng cách quản lý hệ thống và tái sử dụng chất thải
- Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên do quy trình quản lý chặt chẽ và tái chế chât thải
- Hạn chế rủi ro, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh mất tiền chi phí do thanh tra
- Thủ tục cấp các loại giấy phép nhanh chóng do tạo được niềm tin của một
- Doanh nghiệp thân thiện với Cơ quan địa phương cũng như nhân dân xung quanh Nhà máy
- Tạo được một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp đồng thời sẽ dễ dàng hơn đối với các thị trường yêu cầu có chứng nhận ISO 14001.
10 lợi ích chính mà tiêu chuẩn ISO 14001 có thể mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp lớn hơn
- Tiêu chuẩn mở cửa thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp khám phá các hoạt động kinh doanh tốt nhất
- Tiêu chuẩn hướng tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn mang lại uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng của doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn mở ra các cơ hội kinh doanh và bán hàng mới
- Tiêu chuẩn mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh
- Tiêu chuẩn giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận toàn cầu
- Tiêu chuẩn giúp cho doanh nghiệp phát triển
- Tiêu chuẩn mang lại một ngôn ngữ chung được sử dụng xuyên suốt trong các ngành công nghiệp
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Chứng nhận ISO 14001″. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Chứng nhận ISO 14001″ trên của Luật Đại Nam đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Thủ tục cấp chứng nhận hợp quy đồ uống
Không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị phạt thế nào?
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất 2023