Nội dung về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Cơ chế giải quyết tranh chấp có thể được định nghĩa hoặc hiểu như sau:
“Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đó là những quy định về trình tự, thủ tục và bộ máy giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể tham gia quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế do pháp luật quốc gia quy định hoặc do các quốc gia thoả thuận”.
Phân loại cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được phân loại như sau:
– Cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua toà án tư pháp;
– Cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại;
– Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông cơ quan bán tư pháp;
Nguồn luật áp dụng theo các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Nguồn luật áp dụng theo các cơ chế giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế được áp dụng theo loại cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đã nêu ở mục trên bao gồm: các nguồn pháp luật quốc tế nếu đó là loại cơ chế giải quyết tranh chấp theo pháp luật quốc tế, và các nguồn của tư pháp quốc tế nếu đó là loại cơ chế giải quyết tranh chấp theo tư pháp quốc tế.
Một số cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại Quốc tế tuỳ nghi ngoài tài phán
Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trực tiếp
Thương lượng trực tiếp để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đã được sử dụng rộng rãi từ lâu. Bản chất của thương lượng trực tiếp đó là các bên tranh chấp tự mình có thể dàn xếp giải quyết tranh chấp xảy ra thông qua các bước, các hoạt động da dạng khác nhau.
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, trung gian, môi giới
Môi giới, trung gian, hòa giải được hiểu “là hình thức giải quyết tranh chấp tiếp theo, trong đó các bên trong quá trình thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm chấm dứt các tranh chấp, bất hòa”.
>> Xem thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiện nay
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại Quốc tế bằng toà án tư pháp
Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Toà án tư pháp
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường tòa án theo thủ tục tư pháp là giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của các cơ quan tài phán nhà nước. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi đã sử dụng không thành công cơ chế giải quyết tranh chấp tuỳ nghi ngoài tài phán hoặc không lựa chọn cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp. Quyết định của cơ quan tài phán nhà nước (tòa án tư pháp) là quyết định có giá trịnh pháp lý cao, có tính cưỡng chế, buộc các bên trong tranh chấp phải thi hành.
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại Quốc tế bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường trọng tài là phương thức được các bên ưa thích lựa chọn hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng toà án. Về bản chất, trọng tài là phương thức phổ biến trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng thoả thuận tư quyền. Quyết định của trọng tài là chung thẩm, buộc các bên trong tranh chấp phải chấp hành, được nhà nước bảo đảm thi hành thông qua hệ thống cơ quan thi hành án. Tòa án khi ra quyết định cho thi hành quyết định trọng tài sẽ không xem xét lại nội dung các chứng cử để phán quyết mà chỉ xem xét về việc bảo đảm các quyền tố tụng khi thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụn tại trọng tài. Tuy vậy, Quyết định của trọng tài không giống với quyết định do các bên đưa ra qua cơ chế giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc trung gian, hoà giải ở điểm quyết định của trọng tài ràng buộc các bên trong tranh chấp, còn quyết định qua thương lượng hoặc trung gian, hòa giải thì không có tính ràng buộc các bên về mặt pháp lý mạnh mẽ như quyết định của trọng tài. Ngoài ra, trọng tài là một phương thức tư quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Tranh chấp đất đai có tài sản trên đất
- Các tranh chấp lao động có thể khởi kiện tại Tòa mà không cần hòa giải
- Hồ sơ đăng ký thừa kế đất đai bao gồm những gì ?