Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có được kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ có phải là ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý?
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý được quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.
Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố là một trong những ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý.
>> Xem thêm: Thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình là gì? Ai được phép kinh doanh thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có được kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố không?
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố là trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải không bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nào?
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được quy định tại Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
Như vậy, theo quy định, trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sau đây:
– Chống người thi hành công vụ;
– Gây rối trật tự công cộng;
– Cố ý gây thương tích;
– Cho vay lãi nặng;
– Đánh bạc;
– Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
– Trộm cắp tài sản;
– Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
– Chiếm giữ trái phép tài sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có được kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người có thời hạn trong bao lâu? Không cấp Giấy phép thành lập cơ sở này trong trường hợp nào?
- Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không có phải sẽ do phía cảng hàng không cung cấp không? Cần tuân thủ những nguyên tắc nào trong công tác an ninh hàng không?
- Trình tự cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện như thế nào?