Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ không?

Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ không?

by Đàm Như

Khi bố hoặc mẹ mất thì con đẻ sẽ được quyền hưởng tài sản thừa kế. Liệu rằng với con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Việc hiểu rõ quy định pháp luật về thừa kế giúp các cá nhân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề thừa kế của con nuôi.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Quy định pháp luật về con nuôi

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 giải thích: “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”.

Điều kiện của người được nhận làm con nuôi

Hiện nay pháp luật quy định cụ thể về điều kiện đối với việc nhận con nuôi gồm cả nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Tại khoản 1, 2 Điều 8 Luật này quy định người được nhận làm con nuôi phải là:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu được:

+ Cha dương, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Lưu ý một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Điều kiện của người nhận con nuôi

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần các điều kiện:

  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

Lưu ý: Một số trường hợp không được phép nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Luật này, cụ thể như sau:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Về việc đăng ký nhận con nuôi

Về việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
  • Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

Như vậy, để được công nhận là con nuôi hợp pháp thì phải người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Đồng thời phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ không?

Căn cứ theo Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ:

Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ không?

Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ không?

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”

Mặt khác, tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật này cũng quy định về những người thừa kế theo pháp luật gồm:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó làm con nuôi của mình theo quy định của pháp luật. Cha nuôi, mẹ nuôi là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất cảu con nuôi khi người con nuôi đó chết và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha nuôi, mẹ nuôi khi cha nuôi, mẹ nuôi chết.

Trong trường hợp một người đang là con nuôi của người khác thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản của cha nuôi, mẹ nuôi khi cha nuôi, mẹ nuôi chết vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của cha đẻ, mẹ đẻ khi cha đẻ, mẹ đẻ chết.

Còn đối với trường hợp người nhận nuôi con không đăng ký việc nhận nuôi con nuôi thoe quy định của pháp luật thì cha, mẹ nuôi với con nuôi chỉ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau khi được công nhận là nuôi con nuôi thực tế. Quan hệ nuôi dưỡng phải tồn tại cho đến thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, nếu việc nuôi con nuôi chấm dứt trước thời điểm mở thừa kế thì giữa họ không được hưởng di sản của nhau nữa.

Trường hợp cha nuôi hoặc mẹ nuôi chết mà người còn lại kết hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, người chồng mới của mẹ nuôi hoặc vợ mới của cha nuoi không mặc nhiên trở thành cha nuôi hoặc mẹ nuôi của người con nuôi. Quan hệ nuôi dưỡng này có thể phát sinh nếu tuân theo các điều kiện do pháp luật quy định.

Như vậy, có thể khẳng định, con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ.

Con nuôi được hưởng phần di sản thừa kế bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Điều này được hiểu là những người thừa kế cùng hàng không phụ thuộc vào năng lực hành vi sẽ được hưởng một suất di sản bằng nhau và phải gánh chịu nghĩa vụ tài sản của người để lại thừa kế như nhau trong phạm vi di sản được hưởng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ không. Như vậy, con nuôi vẫn được quyền hưởng thừa kế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đã phân tích ở trên.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488