Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023

by Lê Hưng

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
  • Luật Quản lý thuế 2019
  • Các văn bản pháp luật liên quan

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh vào doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay. Những đối tượng sau đây khi phát sinh khi phát sinh thu nhập chịu thuế phải tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

– Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.

Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định.

Công thức tính thuế TNDN tạm tính và thuế TNDN phải nộp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đều được tính như sau:

Với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20% trừ các trường hợp đặc biệt khác.

Thu nhập tính thuế sẽ được tính theo công thức:

Trong đó:

– Quỹ phát triển khoa học công nghệ: là quỹ mà công ty cổ phần được trích lập để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hạng mục này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định là lỗ từ kỳ trước được kết chuyển. Hạng mục này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần sau.

– Thu nhập được miễn thuế là những hạng mục được quy định tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC và Thông tư số 151/2014/TT-BTC.

– Thu nhập chịu thuế là các thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế sẽ được tính toán theo công thức như sau:

Trong đó:

– Doanh thu bao gồm các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch, doanh thu từ hoạt động tài chính (như lãi tiền gửi, lãi từ chứng khoán) và các loại doanh thu khác.

– Chi phí được trừ là các khoản chi phí hợp lý, đầy đủ hoá đơn chứng từ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi bị lỗ

Khi doanh nghiệp bị lỗ, vẫn sử dụng công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp là:

Lúc này, thu nhập tính thuế trong kỳ mang giá trị âm, do đó, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nhỏ hơn 0. Trong trường hợp này doanh nghiệp không phải tính thuế, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể được kết chuyển lỗ sang kỳ sau. Theo công thức tìm thu nhập tính thuế, doanh nghiệp có thể được trừ đi các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. Một số lưu ý về kết chuyển lỗ như sau:

  • Có thể kết chuyển lỗ giữa các quý và giữa các năm
  • Lỗ kết chuyển không được lớn hơn lãi của kỳ đó
  • Thời gian kết chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ

Ví dụ: Một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh như sau:

Năm 2020: Lỗ 7 tỷ

Năm 2021: Lãi 1 tỷ

Năm 2022: Lãi 3 tỷ

Như vậy, năm 2021, công ty được kết chuyển 1 tỷ và năm 2022 được kết chuyển 3 tỷ. Còn lại 3 tỷ sẽ được chuyển sang năm tiếp theo. Nếu những năm sau doanh nghiệp bị lỗ thì số lỗ được kết chuyển từ năm 2020 chỉ có thể được kết chuyển đến năm 2025.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản thuế doanh nghiệp sẽ phải nộp nhưng được hoãn lại vào các kỳ kế toán sau do chênh lệch giữa báo cáo và thực tế.

Nguyên nhân phổ biến nhất để xuất hiện thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là do chênh lệch giữa cách tính khấu hao.

Ví dụ: Một máy sản xuất của doanh nghiệp được mua mới với giá 100 triệu đồng, khấu hao trong 5 năm.

  • Với cách tính khấu hao đều, mỗi năm giá trị khấu hao của máy trên là 20 triệu đồng.
  • Với cách tính khấu hao theo số dư giảm dần, hệ số điều chỉnh là 2. Giá trị khấu hao qua các năm lần lượt là: 40 triệu, 24 triệu, 14,4 triệu, 10,8 triệu và 10,8 triệu.

Như vậy, cùng một sản phẩm là máy sản xuất, tổng giá trị là 100 triệu đồng, tuy nhiên, cách trích khấu hao là khác nhau. Giá trị chênh lệch tạo ra những thay đổi trong báo cáo tài chính, nên xuất hiện thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn không hề thay đổi.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488