Công ty TNHH có thể có nhiều chủ sở hữu hay không? Nếu bạn còn đang thắc mắc về vấn đề này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Chủ sở hữu công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tại Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
Như vậy căn cứ quy định được trích dẫn trên đây, thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể có nhiều đồng chủ sở hữu (có thể là tổ chức, cá nhân) công ty, nhưng tối đa không quá 50 đồng chủ sở hữu. Các đồng chủ sở hữu này chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Tại Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Như vậy căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có duy nhất một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
>> Xem thêm: Doanh nghiệp giải thể có bị phạt không ?
Một số ưu và nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên sẽ có các ưu điểm như sau
- Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định những việc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có thể được thành lập bởi 1 cá nhân
- Quy định chuyển nhượng rất chặt chẽ
- Cơ cấu tổ chức linh động.
- Có tư các pháp nhân
Một số hạn chế công ty TNHH 1 thành viên như sau
- Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu
- Công ty TNHH 1 thành viên không thể rút vốn một cách trực tiếp
- Không thể huy động thêm vốn góp. Nếu muốn huy động thêm vốn phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Tiền lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
- Không được giảm vốn điều lệ
Một số ưu và nhược điểm công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Ưu điểm công ty TNHH 2 thành viên như sau:
- Ít rủi ro cho người góp vốn bởi vì các thành viên tham gia chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan công ty trong phạm vi số vốn góp
- Việc quản lý, điều hành công ty không có nhiều khó khăn.
- Chế độ chuyển nhượng được điều chỉnh chặt chẽ bởi công ty hạn chế sự thâm nhập của người lạ. Thành viên muốn chuyển nhượng ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên còn lại của công ty.
Nhược điểm công ty TNHH 2 thành viên:
- Số lượng thành viên bị hạn chế
- Tăng hay giảm vốn điều lệ phải thông báo đến cơ quan Đăng ký kinh doanh
- Không được phát hành cổ phần
- Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM