Ngày nay, các nhãn hàng, công ty,… gia tăng nhanh chóng. Điều này khiến cho áp lực cạnh tranh và sự đòi hỏi tính độc quyền ngày càng tăng. Khi một doanh nghiệp được hình thành, việc quan trọng đầu tiên họ cần thực hiện là đăng ký bảo hộ thương hiệu. Điều nay đem lại rất nhiều lợi ích và quyền lợi cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019
- Bộ luật dân sự 2015.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Mỗi sản phẩm, dịch vụ là bao tâm huyết, chất xám của những người chủ doanh nghiệp. Chính vì thế, đăng ký bảo hộ thương hiệu là tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh. Vậy, bảo hộ thương hiệu đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
- Thứ nhất, bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu.
- Thứ hai, bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ.
- Thứ ba, bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp.
- Thứ tư, bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Việt Nam không quy định bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Tuy vậy những ưu điểm từ việc sở hữu thương hiệu độc quyền sẽ có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức giúp quản trị tốt tài sản cũng như chiếm được nhiều lợi thế trên thị trường. Vì vậy nói không ngoa thì việc bảo hộ thương hiệu vừa bảo đảm được tài sản, cũng như tăng thêm giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?
Trên thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định về “thương hiệu”. Mặc dù đây là một thuật ngữ phổ biến và được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thương hiệu có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Nó không chỉ gồm tên thương hiệu mà còn là sự tưởng tượng và cái nhìn vô hình mà người tiêu dùng gắn lên hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh, hoạt động, doanh nghiệp nào cũng muốn quảng bá, marketing sản phẩm/dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng. Khi đó, những hoạt động quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp chính là một trong những bước góp phần xây dựng “hình ảnh vô hình”, “cá tính”, “giá trị” cho mình. Mà tổng thể những yếu tố trên có thể coi là thương hiệu doanh nghiệp. Một thương hiệu tồn tại càng lâu thì tỷ lệ thuận với số người biết đến và tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ càng lớn.
“Thương hiệu” bản chất là nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ là tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Còn việc “Đăng ký bảo hộ thương hiệu” được hiểu là nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu thương hiệu, là cơ sở để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Theo quy định, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu được thực hiện như sau: cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:
- Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch.
- Bản mô tả logo (nhãn hiệu): ý nghĩa, màu sắc, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu nhãn hiệu có chữ nước ngoài
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được phân nhóm theo bảng danh mục phân loại Quốc tế.
- Giấy ủy quyền cho luật sư
- Bản sao đăng ký kinh doanh dùng để phân nhóm sản phẩm
- Mẫu nhãn hiệu: 09 mẫu
Thời gian để được cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu là 12 tháng. Trong đó được chia thành các giai đoạn: giai đoạn thẩm định hình thức 01 tháng; đăng công báo sở hữu trí tuệ 02 tháng; giai đoạn thẩm định nội dung 06 tháng, sau đó nếu không có ai phản đối, nhãn hiệu đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 01 tháng.
Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu
Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc quan trọng trước, trong và sau khi tiến hành đăng ký bảo hộ. Điều này giúp tăng khả năng đăng ký bảo hộ thành công hơn. Đồng thời cũng giúp quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ với đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Tạo truy vấn tìm kiếm cho chính nhãn hiệu
Có các trường tìm kiếm để cho bạn lựa chọn như
- Tên của nhãn hiệu tìm kiếm
- Nhóm sản phẩm hay dịch vụ
- Tên sản phẩm hoặc dịch vụ
- Tên chủ sở hữu, người đăng ký
- Địa chỉ của chủ sở hữu
- Ngày cần nộp đơn
- Ngày xác nhận cấp bằng
- Mã quốc gia từ người nộp
- Mã tỉnh từ người nộp
- …
Bước 3: Nhấp vào ô tìm kiếm
Website sẽ trả lời về kết quả theo trường tìm kiếm đã chọn. Đây chính là danh sách các nhãn hiệu phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn.
Bước 4: Nhấn vào đơn bất kỳ để có thể xem chi tiết
Các trang danh sách khi hiện ra, bạn có thể xem chi tiết từng nhãn hiệu bằng cách nhấn vào nhãn hiệu đó.
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
Bước 1: Tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu cần bảo hộ
Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả đơn hợp lệ hình thức hay không
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn
Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
- Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn. Khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.
- Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu
Chi phí đăng ký thương hiệu là khoản phí mà người nộp đơn phải trả cho cơ quan đăng ký. Chi phí này phụ thuộc vào chọn lựa của chính người đăng ký thương hiệu. Nếu muốn tự thực hiện quy trình đăng ký thương hiệu sẽ có mức giá khác với sử dụng dịch vụ. Tất nhiên, việc sử dụng dịch vụ sẽ có giá thành cao hơn. Nhưng đổi lại sự tiện lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Hiện nay, giá đăng ký thương hiệu ở các công ty cũng có sự khác nhau rất lớn. Nhưng mức giá phổ biến là từ 3 – 4 triệu. Mức giá này còn có thể thay đổi dựa trên yêu cầu của khách hàng. Từng dịch vụ và sản phẩm khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Các bạn có thể cân nhắc, tham khảo thêm các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có lựa chọn phù hợp nhất với mình.
Về cơ bản, chi phí đăng ký thương hiệu hoặc đăng ký thương hiệu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu dự định độc quyền tại Việt Nam.
Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu được tính toán dựa trên phạm vi độc quyền và chia thành số lượng nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền.
Trên đây là toàn bộ chia se của Luật Đại Nam về Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
- Các chi phí đăng ký bản quyền tác giả
- Đăng ký bản quyền tác giả online thủ tục như thế nào?