Đánh giá chứng nhận iso

by Ngọc Ánh

Chúng ta đều đã từng nghe qua về ISO và sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO khi tìm hiểu về sản phẩm. ISO được biết đến là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. Chứng nhận ISO được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nào? Hãy cùng Luật Đại Nam cập nhật những thông tin chi tiết nhất.

Chứng nhận ISO là gì? 

ISO là tên viết tắt của International Organization for Standardization – tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.

Với nhiệm vụ chính là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO. Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN). 

Tính đến nay, ISO ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn chất lượng bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ, dịch vụ đến nông nghiệp, môi trường, thực phẩm…. Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp. 

Đánh giá chứng nhận iso

Đánh giá chứng nhận iso

Cần chuẩn bị gì trong ngày đánh giá chứng nhận ISO

Chuẩn bị về thời gian

Tổ chức chứng nhận sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo tiến trình chứng nhận diễn ra theo đúng kế hoạch.

Chuẩn bị về nhân sự

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận ISO. Câu trả lời của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO hay không. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

Chuẩn bị thông tin dạng văn bản

Mặc dù không có quy định cụ thể danh mục tài liệu ISO cần phải có chi tiết như nào nhưng doanh nghiệp cần phải xác định rõ những tài liệu nào là cần thiết và bắt buộc phải đáp ứng.

Chuẩn bị cơ sở vật chất

Ngoài việc thẩm duyệt hệ thống tài liệu ISO, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận còn thực hiện kiểm tra hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục hết những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

Thủ tục đánh giá chứng nhận ISO

Bước 1: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận ISO của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận trong đó có kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận

Bước 2: Đánh giá giai đoạn 1

Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống quản lý đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn ISO hay chưa. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 2 

Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách kỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO

Ngoài hoạt động đánh giá hiện trường, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn ISO được áp dụng một cách hợp chuẩn. Tổ chức chứng nhận có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu khi cần thiết

Ý nghĩa của việc đánh giá chứng nhận ISO

Đánh giá chứng nhận ISO là hoạt động quan trọng nhằm xác minh sự tuân thủ tiêu chuẩn ISO của doanh nghiệp cũng như tính hiệu lưc của hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận. Để hoàn thành đánh giá chứng nhận ISO chính thức, doanh nghiệp cần trải qua tất cả các bước kiểm tra. Sau khi xác minh sự tuân thủ ở tất cả các khía cạnh, từ quy trình, hồ sơ, tài liệu cho tới thực tế hiện trường, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO cho Doanh nghiệp.

Chứng chỉ ISO có thời hạn bao lâu?

Sau khi một tổ chức được trao chứng nhận ISO, nó có giá trị trong 3 năm. Hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập để chứng nhận công ty và nó phải được duy trì thường xuyên để tuân thủ và đạt được các mục tiêu đã định.

Chứng chỉ ISO được cấp sau khi giai đoạn cuối cùng của đánh giá chứng nhận được thực hiện và tất cả các quan sát và phát hiện được đánh giá viên đóng lại và xem xét một cách hiệu quả.

Mặc dù chứng chỉ được cấp trong 3 năm, sau khi đánh giá chứng nhận ISO, vẫn bắt buộc phải có đánh giá giám sát hàng năm. Nếu trong quá trình này, đơn vị đánh giá phát hiện ra rằng tổ chức đã không thực hiện đánh giá giám sát cũng như không duy trì các chính sách của mình, thì chứng chỉ sẽ bị đình chỉ.

Các cuộc đánh giá giám sát được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận. Vào cuối giai đoạn chứng nhận (có nghĩa là cuối năm thứ 3), một cuộc đánh giá chứng nhận lại được tiến hành và kéo dài thêm 3 năm nữa.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đánh giá chứng nhận iso”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488