Dịch vụ đào tạo không là một khái niệm quá mới mẻ, đây là hoạt động có tổ chức, diễn ra trong những khoảng thời gian xác định với mục đích giúp lao động nắm rõ hơn nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tại vị trí công việc hiện tại. Pháp luật quy định thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong hoạt động đào tạo sẽ có một số khác biệt so với các ngành nghề khác. Vậy dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu về quy định thuế GTGT đối với hoạt động đào tạo trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế giá trị gia tăng
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
- Thông tư 26/2015/TT-BTC
Nội Dung Chính
Khái niệm thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế được tính dựa trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất sang lưu thông và đến quá trình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
>>>>Tìm hiểu thêm: Các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT 2023
Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không?
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC
Tại Luật thuế giá trị gia tăng Khoản 13 Điều 5 có quy định:” Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật là một trong những đối tượng không cần phải chịu thuế giá trị gia tăng.”
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC
Khoản 13 điều 4 theo Thông tư 219/2013/TT-BCT có hướng dẫn về hoạt động dạy
học, dạy nghề là các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
-
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả tin học, ngoại ngữ, dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
-
Đối với trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền đưa đón vận chuyển học sinh và các khoản thu dưới hình thức thu hộ, chi hộ cũng thuộc đối tượng không phải chịu thuế.
-
Khoản thu về việc ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên, hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ( GTGT). Đối với trường hợp cơ sở đào đạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp các dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
-
Cùng với đó, cũng tại Thông tư 219/2013/TT – BTC có quy định về thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Điều 4 của thông tư sẽ không được khấu trừ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như:
-
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của các hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đó mua vào để sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho các hoạt động như tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc sản xuất trong ngày đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Về vấn đề khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau
Theo Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
>>Xem thêm:
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế năm 2023
- Lợi ích của việc quản lý hóa đơn hiệu quả
- Nộp thuế khoán có xuất hóa đơn không ?
- Quy định hoàn thuế GTGT
- Quy định giảm thuế GTGT 2023
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn thuế GTGT của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục hoàn thuế
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.