Để xin việc trong bất cứ ngành nghề nào, có kỹ năng chuyên môn thôi là chưa đủ. Kỹ năng mềm giờ đây được chú trọng và đôi khi còn được ưu tiên để lựa chọn nhân tài. Chính vì vậy, việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm là cần thiết hơn bao giờ hết. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề “ Dịch vụ tư vấn giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo kỹ năng mềm” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT:
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP
Khái niệm Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
Doanh nghiệp có quyền mở lớp đào tạo kỹ năng mềm, thường xuyên không cần xin Giấy phép
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội.
Doanh nghiệp cũng có quyền được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:
- Đối tượng đào tạo là người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác có nhu cầu được đào tạo;
- Chương trình đào tạo bao gồm:
– Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
– Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
– Chương trình chuyển giao công nghệ;
– Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
- Người dạy là nhà giáo hoặc nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi;
- Người học sau khi học hết chương trình đào tạo, nếu đạt yêu cầu thì được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung và thời gian đào tạo;
- Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo trước khi tổ chức đào tạo để theo dõi, quản lý.
Điều kiện mở lớp đào tạo kỹ năng mềm, tổ chức đào tạo thường xuyên mà không cần Giấy phép
Căn cứ thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH điều kiện mở lớp đào tạo kỹ năng mềm, tổ chức đào tạo thường xuyên phụ thuộc vào doanh nghiệp có hay không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
Đối với doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Để tổ chức đào tạo thường xuyên, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a. Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.
b. Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nhiệp, thì thực hiện theo quy định sau:
-
Chương trình đào tạo thường xuyên
phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:
– Tên chương trình đào tạo;
– Mục tiêu chương trình đào tạo;
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
– Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);
– Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;
– Phương pháp và thang điểm đánh giá.
-
Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo bao gồm:
– Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,…);
– Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy;
– Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô – đun, chương trình đào tạo
- Người đứng đầu doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo,
Đối với các doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên đối với các doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
a. Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
b. Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt như điểm b khoản 1 mục II thư tư vấn này.
c. Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo
d. Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.
Điều kiện chung khác để mở lớp đào tạo mà không cần Giấy phép đào tạo kỹ năng mềm
a.Đối tượng tuyển sinh:
Người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 (mười lăm) tuổi.
Trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 (mười bốn) tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề.
b.Thời gian và kế hoạch đào tạo
- Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
- Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
- Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.
- Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo.
c.Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm tối đa 35 học viên. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 học viên. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người mù tối đa 10 học viên.
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 học viên.
- Mỗi lớp học có ít nhất một giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp.
- Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ đào tạo theo yêu cầu của mô – đun, môn học trong chương trình đào tạo.
d.Kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, gồm: kiểm tra đầu khóa học, kiểm tra khi kết thúc mô – đun, môn học.
– Khi bắt khóa học, giáo viên, người dạy nghề thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề đối với học viên để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp.
– Kiểm tra khi kết thúc mô – đun, môn học: Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc mô – đun, môn học do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp mở lớp đào tạo nghề quyết định và được quy định trong chương trình đào tạo. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu, có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người đánh giá.
Học viên có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, thì phải tự ôn tập nội dung kiến thức và thực hành nghề đã học để dự kiểm tra lại. Số lần kiểm tra lại tối đa là 2 lần. Nếu kiểm tra lại lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, thì phải học lại (nếu học viên có nhu cầu).
– Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra khi kết thúc mô – đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu. Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu.
e.Sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo thường xuyên
Sổ sách, biểu mẫu quản lý đối với chương trình đào tạo thường xuyên gồm:
- Chương trình đào tạo, giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy chương trình đào tạo;
- Danh sách giảng viên, giáo viên, người dạy nghề ;
- Kế hoạch đào tạo;
- Phiếu học viên;
- Sổ theo dõi kết quả học tập của học viên.
Thủ tục đăng ký tổ chức đào tạo mà không cần Giấy phép đào tạo kỹ năng mềm
Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 42 Nghị định 15/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp phải Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo trước khi tổ chức đào tạo để theo dõi, quản lý.
Nghị định không quy định mẫu báo cáo, tuy nhiên Báo cáo sẽ phải có các nội dung như một bản đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Báo cáo thường niên
Căn cứ Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên 6 tháng đầu năm trước ngày 30 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 31 tháng 12 về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có).
Những khó khăn gặp phải khi thành lập hoạt động Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
- Chưa hiểu rõ các điều kiện cần đáp ứng để thành lập trung tâm
- Chưa biết cách làm đề án hoạt động của trung tâm
- Lúng túng trong khâu chuẩn bị hồ sơ, một số tài liệu còn thiếu hoặc không hợp lệ
- Sau khi thành thành lập trung tâm thành công thì không biết bước tiếp theo cần phải làm những gì. Từ đó gây chậm trễ tiến độ và có thể bị phạt hành chính
Những câu hỏi thường gặp khi thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
Thành lập trung tâm cần phải có giấy phép gì?
Phải có có cấp phép hoạt đồng và xác nhận đăng ký hoạt động trung tâm đào tạo kỹ năng mềm của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng mềm quan trọng nhất?
Tất cả các điều kiện đều quan trọng và cần được đáp ứng đầy đủ.
Nếu thiếu điều kiện thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng mềm sẽ bị xử lý như thế nào?
Sẽ bị từ chối hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện sau khi đã thành lập doanh nghiệp, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính vì kinh doanh không dù điều kiện.
Vì sao nên lựa chọn Luật Đại Nam thực hiện hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
Luật Đại Nam cam kết cung cấp cho Quý khách hàng các dịch vụ uy tín và chất lượng nhất:
- Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, trình độ hàng đầu trong tư vấn soạn thảo đề án xin cấp giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
- Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, luôn luôn thấu hiểu khách hàng của mình để đưa ra các giải pháp hợp pháp và tối ưu nhất
- Luật Đại Nam luôn tận tâm, nỗ lực, sáng tạo để tối đa hóa lợi ích của Quý khách hàng
- Luật Đại Nam luôn thay đổi, đi đầu xu hướng để đem đến Quý khách hàng những tư vấn tốt nhất;
- Luật Đại Nam không chỉ dừng lại ở bước từ vấn cho Quý khách hàng mà còn trợ giúp cũng như chăm sóc Quý khách hàng sau khi dịch vụ đã hoàn tất
Dịch vụ tư vấn hoạt động thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm của Luật Đại Nam
- Tư vấn điều kiện đăng ký cấp Giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm;
- Soạn thảo hồ sơ, phương án kinh doanh xin cấp Giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm;
- Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp Giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp Giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm;
- Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm;
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi được cấp Giấy phép Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Dịch vụ tư vấn giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo kỹ năng mềm”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thành lập trung tâm tư vấn du học. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Dịch vụ tư vấn giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo kỹ năng mềm” trên của Luật Đại Nam đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: