Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

by Hồ Hoa

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngoài việc phải công bố chất lượng sản phẩm, để tiếp thị quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như TV, website, tờ rơi, bảng hiệu… thì phải tiến hành thêm thủ tục xin giấy phép quảng cáo. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 06 năm 2012;
  • Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo;
  • Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo;
  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm;
  • Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì ?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement). Là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày.  Nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe health supplement chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

  • Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic. Và chất có hoạt tính sinh học khác;
  • Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật. Và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
  • Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng. Và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc về Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế.

Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

1. Tổ chức đề nghị đăng ký quảng cáo phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
2. Có Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm;
3. Nội dung quảng cáo: 
– Phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm đang có hiệu lực.
– Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
– Phải có khuyến cáo “thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, được ghi rõ ràng, có màu tương phản với màu nền hoặc được đọc rõ nếu là quảng cáo trên báo nói, báo hình.  

Trình tự thủ tục cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bước 1. Nộp hồ sơ.

Bạn nộp 01 bộ hồ sơ đến bộ phận một cửa của Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế, bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  4. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  5. Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng, thông tin của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo nêu tính năng, công dụng, thông tin không có trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
  6. Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt;
  7. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp có sử dụng nhãn hiệu trong nội dung quảng cáo;
  • Nếu quảng cáo trên truyền hình: đĩa hình, đĩa âm thanh; kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh, phần lời, phần nhạc;
  • Nếu quảng cáo trên các phương tiện khác: Maket nội dung dự kiến quảng cáo in mẫu;
  • Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:

a. Xác nhận nội dung quảng cáo đối với mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình;

b. Chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể);

c. Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;

Lưu ý:

• Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

• Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo nếu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài;

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì chuyên viên sẽ từ chối tiếp nhận và có hướng dẫn cụ thể để bổ sung hồ sơ.

Bước 2. Thẩm định và giải quyết hồ sơ.

Kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ và gửi biên lai giấy hẹn nhận kết quả.

Bước 3. Nhận kết quả.

Sau 15 – 20 ngày làm việc, bạn mang biên nhận đến bộ phận một cửa nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Giấy phép có hiệu lực theo hiệu lực của Giấy xác nhận công bố.

Dịch vụ tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Luật Đại Nam

– Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục trước khi tiến hành thực hiện dịch vụ;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xin giấy phép quảng cáo;

– Soạn thảo tất cả các giấy tờ tài liệu cần thiết cho việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm;

– Thay mặt Công ty tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo.

– Thay mặt khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và bàn giao cho khách hàng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe” trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488