Thuế là một khoản thu được hình thành đồng thời và song song với Nhà nước, xã hội nào có Nhà nước thì có thuế và ngược lại. Theo đó, thuế là khoản nộp bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng pháp luật mà các cá nhân, tổ chức phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo các quy định của pháp luật. Hiện nay, để điều chỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản liên quan khác đã được ban hành và áp dụng. Vậy, điều 3 luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về vấn đề gì? Xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội Dung Chính
Khái quát về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các chủ thể. Thuế thu vào thu nhập là loại thuế mà Nhà nước đánh vào thu nhập thực tế của các chủ thể nhằm điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách Nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho Ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế đánh vào thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức. Hay nói cách khác, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có có đặc điểm như sau:
- Là tổ chức;
- Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Có thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Điều 3 luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay, luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
- Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
- Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Căn cứ vào các văn bản nêu trên, hiện nay, Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định về Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên nội dung quy định thuộc Luật TNDN sửa đổi 2013 và bổ sung thêm điều lệ vào năm 2014 bao gồm:
Thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ là nguồn thu nhập đến từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường. Lưu ý những loại hàng hóa này phải được đăng ký mã ngành với cơ quan nhà nước.
Những khoản thu nhập khác
Về những khoản thu nhập khác được quy định tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và căn cứ vào những điều luật bổ sung tại Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP bao gồm như sau:
Thu nhập chuyển nhượng vốn
+ Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn, trong đó bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp, nhượng quyền chứng khoán, chuyển nhượng quyền tham gia góp vốn.
+ Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, quyền chuyển nhượng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản.
+ Thu nhập từ quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ.
+ Thu nhập từ hoạt động cho thuê, thanh lý hợp đồng, tài sản, trong đó có cả những loại giấy tờ có giá trị khác.
Thu nhập từ tiền lãi, tiền cho vay, trao đổi ngoại tệ
+ Thu nhập phát sinh từ các tài khoản tín dụng, lãi cho vay bất kỳ hình thức nào theo quy định của pháp luật.
+ Thu nhập từ hoạt động trao đổi, mua bán ngoại tệ.
+ Thu nhập từ khoảng chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ ngoại tệ.
+ Thu nhập từ khoảng chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
+ Thu nhập từ các khoản trích không sử dụng đến hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn của tổ chức, doanh nghiệp.
+ Thu nhập đến từ khoản nợ khó đòi đã xóa nhưng sau đó lại đòi được.
+ Thu nhập đến từ khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
+ Thu nhập đến từ hoạt động kinh doanh bị bỏ sót.
+ Các khoản tài trợ được tính bằng tiền hoặc hiện vật.
+ Thu nhập đến từ hoạt động kinh doanh, sản xuất ở nước ngoài.
+ Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập miễn thuế.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” điều 3 thuế thu nhập doanh nghiệp “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Quy định về giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp