Khi giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ mà hai bên phải thực hiện đã được thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên không phải lúc nào hợp đồng cũng có thể thực hiện theo như thoả thuận, đặc biệt là trong những trường hợp bất khả kháng. Vậy trường hợp bất khả kháng được quy định ra sao? Điều kiện bất khả kháng trong hợp đồng được hiểu như thế nào ? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Các văn bản liên quan
Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng là gì?
Theo Khoản 1, Điều 156, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Theo đó, có thể hiểu sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của hợp đồng, các chủ thể không thể lường trước được tại thời điểm 2 bên giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm hàng vi vi phạm. Hậu quả của sự kiện bất khả kháng đó không thể khắc phục mặc dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép nhưng không thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.
Điều kiện để sự kiện được coi là trường hợp bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là một căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng khi thoả mãn các điều kiện:
– Sự kiện khách quan sau khi các bên đã giao kết hợp đồng
– Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước hoặc không thể khắc phục
– Là nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng
Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự 2015 lại không quy định tiêu chí xác định cụ thể cho từng yếu tố, việc đánh giá một sự kiện có đảm bảo các yếu tố của một sự kiện bất khả kháng hay không phụ thuộc vào quan điểm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài Thương mại) khi có tranh chấp xảy ra.
Một số sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng
Một số trường hợp cụ thể được xem sự kiện bất khả kháng như:
– Các sự kiện tự nhiên như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa,…
– Các sự kiện xã hội như bạo động, nổi loạn, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách Chính phủ, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không…
– Các sự kiện xảy ra do các bên thoả thuận trong hợp đồng: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ trogn việc giao hàng…
Hiện nay pháp luật còn quy định chung chung, chưa bảo quát các trường hợp thực tế, do vậy khi soạn thảo hợp đồng cũng cần có các thoả thuận rõ ràng về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng và nghĩa vụ của bên vi phạm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.
Hệ quả của việc xảy ra sự kiện bất khả kháng
Theo Khoản 2, Điều 351, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng do có sự kiện bất khả kháng thfi bên vi phạm hợp đồng được:
– Miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng như trong hợp đồng
– Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ
Khi một bên vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì họ phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với bên còn lại về sự kiện bất khả kháng này trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia hợp đồng.
Những lưu ý khi trình bày điều kiện bất khả kháng trong hợp đồng
Để hạn chế tranh chấp xuảy ra liên quan đến việc xác định trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng, khi soạn thảo hợp đồng các bên cần có các quy định về trường hợp bất khả kháng và quy định nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm do có sự kiện bất khả kháng với các bên còn lại.
Các bên có thể lựa chọn và xây dựng các điều khoản về sự kiện bất khả kháng theo các phương pháp như sau:
Phương pháp liệt kê
Các bên trong hợp đồng sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một loạt các sự kiện cho phép bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng
Ưu điểm: Mang tính cụ thể, chi tiết, dễ dàng áp dụng
Nhược điểm: Không bao quát được hết các sự việc dễ dẫn đến thiếu sót
Ví dụ:
Một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ quy định trong hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng xảy ra, bao gồm: mưa bão, lũ, lụt, lốc xoáy, dịch bệnh, chiến tranh…xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này sẽ được miễn trách nhiệm do khôgn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp kết hợp cả 2 phương pháp trên, vừa đưa ra định nghĩa vừa liệt kê các trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng. Phương pháp này khắc phục được 1 số nhược điểm của 2 phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi
Ưu điểm: Vừa có thể đưa ra cho các bên cái nhìn khái quát và chi tiết về các sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp các bên chưa liệt kê hết các sự việc được coi là bất khả kháng vào hợp đồng thì vẫn có thể căn cứ vào định nghĩa để xác định một sự việc có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không.
Nhược điểm: vẫn không khắc phục được hết các nhược điểm của 2 phương pháp quy định trước.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?
Mẫu Hợp đồng trích thưởng – Luật Đại Nam
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam