Điều kiện kinh doanh pháo hoa không nổ hiện nay cần phải đáp ứng những gì? Và đối với cá nhân có được phép kinh doanh pháo hoa hay không ? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Luật Đại Nam giải đáp thông qua bài viết dưới đây !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Nghị định 137/2020/NĐ-CP
Pháo là gì? Pháo hoa là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Cá nhân có được phép kinh doanh pháo hoa hay không?
Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
“a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b) Pháo hoa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng loại pháo hoa.”
Theo như quy định trên thì chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Như vậy, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa.
>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng
Điều kiện kinh doanh pháo hoa không nổ là gì?
Điều kiện về thành lập
Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì những tổ chức, doanh nghiệp được kinh doanh pháo hoa phải là những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng.
Lý do quy định hạn chế như vậy là vì pháo hoa là sản phẩm thuộc một trong những loại pháo mặc dù không có tính nguy hại như các loại pháo nổ khác nhưng vẫn có tính năng đặc thù dễ gây cháy, nổ.
Do đó, mặc dù Chính Phủ quy định trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm,… được bắn pháo hoa nhưng để kinh doanh pháo hoa thì chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng được kinh doanh pháo hoa.
Điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy
Ngoài điều kiện nêu trên thì tổ chức, doanh nghiệp muốn kinh doanh pháo hoa còn phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy.
Nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đồng thời đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Pháo hoa là sản phẩm kinh doanh đặc thù do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh, sử dụng nhà nước đã quy định những điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy tránh xảy ra những rủi ro thiệt hại không đáng có.
Điều kiện về chủ thể
Người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
Khi tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa thì theo quy định người quản lý và người phục vụ có liên quan phải được đào tạo qua lớp huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong quá trình kinh doanh pháo hoa.
Người quản lý, người phục vụ liên quan đến kinh doanh pháo hoa được huấn luyện về nhưng nội dung sau:
- Quy định của pháp luật trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất ,quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa;
- Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
- Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy…
Ngoài những điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Hồ sơ đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh pháo hoa
Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ đăng ký giấy phép bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép mua pháo hoa: Nội dung phải nếu rõ: Số lượng, chủng loại, tên tổ chức, doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
- Giấy giới thiệu;
- Bản sao một trong những giấy tờ: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân nhân, Hộ chiếu của người đến liên hệ.
>>>>.Xem thêm: Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý
Quy định về việc sử dụng pháo hoa như thế nào?
Điều kiện để sử dụng pháo hoa là
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Do đó, không phải trường hợp nào cũng được sử dụng pháo hoa để ăn mừng, vui chơi, mà chỉ trong những trường hợp cụ thể được kiệt kê như trên theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP mới được sử dụng pháo hoa.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Dịch vụ tư vấn giấy phép tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung giấy phép kinh doanh
- Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh pháo hoa không nổ
- Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
- Đại diện nhận giấy phép và giao tận tay khách hàng
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện kinh doanh pháo hoa không nổ“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Điều kiện và thủ tục kinh doanh pháo hiệu hàng hải
Tự chế pháo nổ bị xử phạt thế nào ?