Điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

by Lê Quỳnh

Thành lập văn phòng đại diện cần lưu ý những điều gì? Phải thực hiện thủ tục ra sao để thành lập văn phòng đại diện? Mời quý độc giả theo dõi bài viết điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài sau đây của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Thương mại 2005.
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài là gì?

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định cụ thể về khái niệm văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Như vậy. khi văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam cũng là lúc pháp luật Việt Nam sẽ đương nhiên bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của văn phòng đại diện đó.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện là tập hợp những yếu tố cần có của doanh nghiệp để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo quy định hiện hành của pháp luật.

Theo đó, tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có ghi rõ về các điều kiện này như sau:

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Như vậy, chỉ khi doanh nghiệp của thương nhân nước ngoài đáp ứng được những yêu cầu được nêu trên đây thì mới được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài bao gồm những gì?

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài là tập hợp các giấy tờ, văn bản cần thiết được chuẩn bị để nộp cho cơ quan có thẩm quyền với mục đích đề nghị thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó tại Điều 10 Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;

 Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

 Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

 Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) buộc phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài cần phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488