Tìm hiểu về giấy phép thành lập văn phòng đại diện tiếng anh

by Nguyễn Thị Giang

Văn phòng đại diện tiếng anh là gì? Việc đặt tên văn phòng đại diện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó không chỉ là một cái tên đơn thuần theo mong muốn của chủ doanh nghiệp mà nó còn là đặc điểm nhận dạng của khách hàng, đối tác trong hoạt động kinh doanh và là thương hiệu đại diện của các doanh nghiệp trên thị trường. Vậy văn phòng đại diện tiếng anh là gì?Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Tìm hiểu về giấy phép thành lập văn phòng đại diện tiếng anh qua bài viết sau:

Tìm hiểu về giấy phép thành lập văn phòng đại diện tiếng anh

Tìm hiểu về giấy phép thành lập văn phòng đại diện tiếng anh

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Khái niệm về văn phòng đại diện là gì?

Căn cứ khoản 2 điều 44 luật doanh nghiệp 2020 thì Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có chức năng, nhiệm vụ là đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ cho các lợi ích đó.

Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện sẽ không có quyền tự nhân danh chính mình để thực hiện việc ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp sẽ phải chịu tất cả các nghĩa vụ về tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện do đó việc hạch toán của văn phòng đại diện sẽ là phụ thuộc vào doanh  nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm những đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng là để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng và các đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh, thì doanh nghiệp có thể cân nhắc và lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh được các thủ tục kê khai thuế phức tạp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề dịch vụ mà không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: hoạt động du lịch, xây dựng, hoạt động tư vấn,….thì hình thức thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh thành phố khác cũng là một trong những sự lựa chọn hợp lý.

Cần lưu ý khi tiến hành thực hiện giao dịch với văn phòng đại diện trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết với văn phòng đại diện là nhân danh cho doanh nghiệp, nên khi thảo luận và thực hiện tiến hành ký kết hợp đồng với văn phòng đại diện, bên đối tác cần yêu cầu phía văn phòng đại diện phải xuất trình được giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp mẹ. Nội dung trong giấy ủy quyền này sẽ phải liên quan trực tiếp đến hợp đồng ký kết để tránh phát sinh tranh chấp cũng như gây thiệt hại về tài chính, uy tín của các bên tham gia.

Tìm hiểu về giấy phép thành lập văn phòng đại diện tiếng anh

Văn phòng đại diện tiếng anh là gì?

Việc đặt tên tiếng anh cho văn phòng đại diện là rất quan trọng trong việc hoạt động cũng như phát triển sau này của nó. Cụm từ văn phòng đại diện được dịch sang tiếng anh là: REPRESENTATIVE OFFICE.

Những thuật ngữ liên quan văn phòng đại diện tiếng anh là gì?

Danh sách các thuật ngữ liên quan có liên quan đến văn phòng đại diện bao gồm như sau:

  • Company
  • Marketing
  • Branch Office
  • Subsidiary

Trên đây là những thuật ngữ liên quan đến văn phòng đại diện quý khách có thể bắt gặp khi thực hiện các hoạt động liên quan đến văn phòng đại diện.

Quy định đặt tên văn phòng đại diện bằng tiếng anh

Văn phòng đại diện của công ty sẽ có đơn vị chủ quản thành lập tại Việt Nam và được đặt tên như sau:

 Tên của văn phòng đại diện phải được viết theo đúng quy định:

  •   Bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay.
  •  Các chữ cái F, J, Z, W.
  •   Chữ số và các ký tự kèm theo.

 Tên văn phòng đại diện bắt buộc phải chứa cụm từ “văn phòng đại diện”.

Tên văn phòng đại diện sẽ phải được viết hoặc gắn tại trụ sở nơi đặt văn phòng đại diện.

Tên văn phòng đại diện phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp mà nó trực thuộc trên các giấy tờ, tài liệu giao dịch, các hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do chính văn phòng đại diện đó phát hành.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định dưới đây, thương nhân nước ngoài mới được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước, vùng lãnh thổ là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc được nước, vùng lãnh thổ nói trên công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã đi vào hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn ít nhất 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ;
  • Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Trường hợp phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với các cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không có trụ sở tại quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì Văn phòng đại diện chỉ được thành lập khi có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt thành lập văn phòng đại diện.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Tìm hiểu về giấy phép thành lập văn phòng đại diện tiếng anh. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488