Doanh nghiệp phải đảm bảo các loại giấy phép nào để được kinh doanh viễn thông? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Viễn thông 2009
Đại lý viễn thông là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định khái niệm viễn thông như sau:
Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
Đồng thời theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Viễn thông 2009, quy định khái niệm đại lý dịch vụ viễn thông:
Đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá.
Như vậy, có thể thấy không có khái niệm cho đại lý viễn thông mà tên gọi chính xác phải là đại lý dịch vụ viễn thông, tên gọi dùng để chỉ tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá.
Có thể hiểu, đại lý viễn thông chỉ là tên gọi tắt, gọi ngắn gọn của đại lý dịch vụ viễn thông.
Có các hình thức kinh doanh viễn thông nào?
Theo quy định lại Điều 13 Luật Viễn thông 2009, hình thức kinh doanh viễn thông được quy định như sau:
Hình thức kinh doanh viễn thông
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải theo các quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hiện nay có 02 hình thức kinh doanh viễn thông: kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Để được kinh doanh viễn thông thì doanh nghiệp phải có các loại giấy phép nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Viễn thông 2009, giấy phép kinh doanh viễn thông bao gồm: giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
* Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
– Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
– Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
* Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
– Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
– Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
– Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Doanh nghiệp phải đảm bảo các loại giấy phép nào để được kinh doanh viễn thông? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM