Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

by Ngọc Ánh

Với mục đích nhằm giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra bất ngờ mà không thể đoán trước được; để có thêm nguồn tài chính ổn định cuộc sống,…. Doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm con người để có thể hạn chế các rủi ro đó. Vậy hợp đồng bảo hiểm con người được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam đi tìm hiểu qua bài viêt dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

Hợp đồng bảo hiểm con người là gì?

Hợp đồng bảo hiểm con người được hiểu là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm đó là tuổi thọ và tính mạng, tình trạng sức khỏe, hay có thể là khả năng lao động của con người. Đối với bảo hiểm con người thì chúng ta nên lưu ý là khi giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên không xác định được giá trị bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận đưa ra giới hạn trách nhiệm theo quy định. Giới hạn trách nhiệm là khoản tiền cao nhất mà người bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả trong mọi trường hợp khi có sự cố bảo hiểm xảy ra. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam gọi là số tiền bảo hiểm.

Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm con người

  • Thời hạn hợp đồng thường dài hạn.
  • Hợp đồng bảo hiểm con người là loại hợp đồng thanh toán có định mức. Định mức ở đây là khoản tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm  thanh toán cho người thụ hưởng là số tiền bảo hiểm thảo thuận theo hợp đồng. Thường thì các doanh nghiệp bảo hiểm thường đã có định mức sẵn từng loại; để người tham gia dễ dàng lựa chọn, và đưa ra ý kiến có đồng ý giao kết hợp đồng hay không.
  • Là hợp đồng mang tính tiết kiệm (thường là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ).  Người mua bảo hiểm đóng phí cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng những khoản tiền nhỏ; cho tới khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hay đến hết hạn hợp đồng mà không có sự kiện bảo hiểm xảy ra; thì người thụ hưởng sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể giống như tiền gửi tiết kiệm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền khởi kiện bên mua bảo hiểm; trong trường hợp người mua bảo hiểm không đóng phí hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn tiền.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

Quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, các đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là:

– Tuổi thọ: Khoảng thời gian tồn tại, khoảng thời gian sống  của một người  từ khi sinh ra đến khi chết (chết tự nhiên hoặc  tuyên bố của tòa án là chết).

– Sinh mệnh: Cuộc sống của con người bao gồm cả tuổi thọ, cuộc sống kết thúc khi một người chết.

– Sức khỏe: Trạng thái thể chất và tinh thần của một người. Bao gồm cả thương tật, bệnh tật, thể chất và tinh thần ổn định.

– Tai nạn con người: Tai nạn con người là những sự kiện không lường trước được, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tuổi thọ của con người.

Các chủ thể được mua bảo hiểm con người

Theo Khoản 2 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau:

Bản thân bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm là cá nhân giao kết bảo hiểm con người để bảo hiểm cho chính tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ và vấn đề tai nạn con người của chính mình. Theo đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì người thụ hưởng là chính bên mua bảo hiểm.

Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm

Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm ở đây là:

– Vợ và chồng có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình

– Con bao gồm con đẻ và con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi

– Cha, mẹ bao gồm cha, mẹ ruột và cha, mẹ nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi

Như vậy, đối với trường hợp này, người thụ hưởng là cá nhân không phải bên mua bảo hiểm, nhưng có quan hệ mật thiết nhất đối với người mua bảo hiểm.

Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng

– Anh, chị, em ruột là các cá nhân cùng cha đẻ và cùng mẹ đẻ với người mua bảo hiểm

– Người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng là người không thuộc các trường hợp trên nhưng thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho người mua bảo hiểm (như ông bà, chú dì nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho cháu).

Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm

Người thụ hưởng trong trường hợp này có thể là người không có quan hệ huyết thống, thân thiết, nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người mua bảo hiểm nhưng có các lợi ích, quyền lợi gắn liền với bên mua bảo hiểm dẫn đến bên mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm cho người này. Nếu một người không có quan hệ quyền lợi với bên mua bảo hiểm thì người mua bảo hiểm không thể mua bảo hiểm cho người đó thụ hưởng.

Căn cứ trả tiền bảo hiểm con người

Căn cứ để trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người; đối với người mua bảo hiểm được quy định cụ thể trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019 như sau:

Căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm; và theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Những trường hợp không trả tiền bảo hiểm

Những trường hợp sau, doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm:

  • Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm; kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
  • Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm; hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
  • Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488