Đối tượng của hợp đồng vay tài sản

by Thuỳ Trang

Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là vấn đề được nhiều người quan tâm khi ký kết hợp đồng cho vay tài sản. Mời các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về đối tượng của hợp đồng vay tài sản thông qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng cho vay tài sản là gì ?

Căn cứ Điều 463, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Nghĩa vụ của bên cho vay được quy định như sau:

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Nghĩa vụ của bên vay được quy định như sau:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
    • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
    • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Lãi suất của hợp đồng vay tài sản:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định.

Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản:

Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.

Thứ hai, Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ

Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù

Thứ tư, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên cho vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.

Đối tượng của hợp đồng vay tài sản

Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền. Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng của của hợp đồng cho vay có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang cho bên vay, bên vay có quyền định đoạt đối với tài sản vay. Khi hết hạn của hợp đồng vay tài sản, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay.

Căn cứ Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

Điều 105. Tài sản

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Có thể cho rằng trong số các loại tài sản được liệt kê tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, bên cạnh “tiền”, “vật” và “giấy tờ có giá” hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản trong khi “quyền tài sản” thì không.

Trong số các nhóm tài sản được mô tả tại Chương VII, Phần thứ hai, Bộ luật dân sự 2015, trong khi người ta hoàn toàn có thể cho nhau vay “vật chính và vật phụ”, “vật chia được và vật không chia được”, “vật tiêu hao và vật không tiêu hao”… nhưng dừng như lại không thể cho vay “bất động sản” hay “vật đặc định”

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu Hợp đồng trích thưởng – Luật Đại Nam

Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488