Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 2023

by Trần Giang
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể không còn là khái niệm quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên thủ tục trên hiện được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật? Ai là người được đăng ký hộ kinh doanh? Thấu hiểu tâm lý trên, Luật Đại Nam chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc các thông tin có liên quan tới nội dung trên qua bài viết Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 2023.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Hộ kinh doanh là gì?

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”. Một hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động, từ 10 lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 2023

Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 2023

Quy định về địa điểm hộ kinh doanh của đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh

Tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về địa điểm của hộ kinh doanh như sau:

  • Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 2023

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể. Trừ các trường hợp sau đây:

– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đăng ký hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thế nào?

Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 2023

Bước 1: Hộ kinh doanh gửi một bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Bước 2: Nhận Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Mức xử phạt đối với hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Ngoài ra, áp dụng cùng mức xử phạt nêu trên đối với một trong những hành vi sau đây:

– Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

– Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;

– Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định 2023. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488