Đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?

by Nguyễn Thị Giang

Một số ngành nghề nhất định bắt buộc phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp sản xuất, kinh doanh đều phải xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Vậy đối tượng nào cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy? Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp nội dung Đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy? như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP
  • Thông tư 258/2016/TT-BTC

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?

Giấy phép phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC, là văn bản pháp lý chứng minh một đối tượng đã được cấp đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật.

Giấy phép PCCC là một trong những loại giấy phép con phổ biến và bắt buộc khi cá nhân, tổ chức kinh doanh các ngành nghề có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến PCCC. Nghĩa là, khi chấp hành đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy cơ sở của bạn sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. Vậy đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Theo khoản 3 điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì Đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy là:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
  • Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
  • Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Đồng thời theo Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy:

  • Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định. Được xác định là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.
  • Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Ngoài ra theo điểm c, e khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

Mặt khác, cũng theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây “Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy”

Không có giấy phép phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, khi không có giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc đáp ứng điều kiện cần có để quản lý phòng cháy chữa cháy tại cơ sở có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Đồng thời tại Điều 31 Nghị định  144/2021/NĐ-CP có quy định về Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;b) Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài ra, đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy còn bao gồm các công trình xây dựng, dự án xây dựng đã nêu ở trên do đó mà theo khoản 4, 5 Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488