Thủ tục cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn

by Nguyễn Thị Giang

Khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bên ngoài thị trường đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều người tiêu dùng thì việc trước và sau khi mở nhà hàng, khách sạn vấn đề hoàn thiện thủ tục giấy tờ luôn luôn làm bạn phải đau đầu, suy nghĩ không thể yên tâm làm việc. Trong đó, thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bếp ăn tại khách sạn là câu hỏi được tìm kiếm nhiều, thế nhưng nhưng bạn chỉ được những câu trả lời chung chung và không biết nên bắt đầu từ đâu. Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp Thủ tục cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP

Điều kiện cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn

Khách sạn cần đáp ứng các điều kiện sau để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Có hợp đồng về ‘nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm’, có hóa đơn mua bán các loại sản phẩm, thực phẩm đầu vào .
  • Thực hiện đầy đủ sổ ghi chép 3 bước.
  • Bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện an toàn thực phẩm về cơ sở, các trang thiết bị dụng cụ và thực hiện ‘nguyên tắc bếp một chiều’ theo quy định.
  • Nhân viên phục vụ phải được khám sức khỏe theo đúng thông tư quy định.
  • ‘Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm’ và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân đối với mọi nhân viên tham gia chế biến và chủ cơ sở.
  • Phòng ăn, bàn ghế phải thường xuyên được giữ gìn sạch sẽ, có đủ nhà vệ sinh và bồn rửa tay, có đủ tủ lưu nghiệm thức ăn 24 giờ.
  • Nơi trưng bày thức ăn để bán hay để khách tự chọn phải bảo đảm chống được ruồi nhặng, tránh được hơi thở, nước bọt của khách hàng và phải có dụng cụ để khách gắp, kẹp, xúc thức ăn

Hồ sơ cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn

Sau khi cơ sở sản xuất đã chuẩn bị xong các điều kiện về cơ sở vật chất, con người, hồ sơ và sổ sách theo thông tin về điều kiện cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm như đã nói ở trên. Chủ khách sạn cần tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm nộp lên cơ quan quản lý, để xin được thẩm định và xét duyệt. Hồ sơ xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm bao gồm các nội dung sau:

  • Đơn đăng ký giấy phép vệ sinh thực phẩm theo mẫu đã ban hành
  • Bản sao giấy đăng ký thành lập công ty có công chứng
  • Mẫu bản thuyết minh cơ sở vật chất an toàn thực phẩm, trang thiết bị dụng cụ hiện có của doanh nghiệp bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm: 1 bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh của doanh nghiệp, 1 bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù của doanh nghiệp.
  • Bản cam kết đảm bảo giấy phép an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

Thủ tục cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn

Nếu cơ sở đáp ứng đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ được cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở. Luật Đại Nam sẽ hỗ trợ bạn đọc các bước để hoàn thiện thủ tục cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho thủ tục cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn

Chủ khách sạn chuẩn bị 1 bộ hồ sơ  đã nêu ở phần trên.Việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm rất quan trọng. Lưu ý là hồ sơ xin giấy phép an toàn VSTP phải làm đúng ngay từ đầu để tránh trường hợp hồ sơ khi nộp lên bị trả về. Khi đó gây tốn kém về chi phí và thời gian của doanh nghiệp.

Bước 2: nộp hồ sơ

Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh thực phẩm, chủ khách sạn tiến hành Thủ tục cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Sau khi nộp hồ sơ xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm, trong thời hạn 10 -15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị thụ lý hồ sơ xin cấp chứng nhận sẽ thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Nếu doanh nghiệp chuẩn bị đúng các điều kiện từ cơ sở vật chất, con người, hồ sơ sổ sách… thì đoàn sẽ đánh giá và cho đạt. Sau khi kiểm tra đạt kết quả tốt đẹp thì doanh nghiệp cần phải chờ đợi một thời gian để được cơ quan cấp giấy chứng nhận. Thông thường các cơ sở không đạt và sẽ bị trả hồ sơ và doanh nghiệp phải làm lại từ đầu.

Bước 3: Chờ kết quả cấp giấy an toàn thực phẩm

Nếu cơ sở chưa đạt đúng các điều kiện đảm bảo theo luật an toàn thực phẩm, thì đoàn sẽ ghi lại trong biên bản và buổi thẩm định không đạt (bị rớt), doanh nghiệp có thời gian trong 30 ngày để sửa chữa và nộp lại hồ sơ xin thẩm định lại. Nếu thẩm định lại doanh nghiệp khắc phục tốt thì đoàn sẽ cho đạt và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn sẽ lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất này.

Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phạt bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ bị phạt hành chính theo luật an toàn vệ sinh thực phẩm tại điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với những hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện bắt buộc phải cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, trừ một số trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận và những vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt các yêu cầu về thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Tổng quan những điều cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp

Dịch vụ cấp giấy phép con tại Huyện Phúc Thọ

Dịch vụ báo cáo thuế tại Thành phố Hải Phòng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488