Hợp đồng tương tự là gì? Giá trị của hợp đồng tương tự được quy định như thế nào? Quy định về điều kiện áp dụng, việc áp dụng hợp đồng tương tự trong đấu thầu? Các tiêu chí đánh giá hợp đồng tương tự trong hồ sơ dự thầu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Luật Xây dựng
- Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT
Hợp đồng tương tự là gì?
Hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần trong đó công việc thực hiện có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm: tương tự về bản chất và độ phức tạp; tương tự về quy mô công việc. “Tương tự về quy mô công việc” được hiểu là “có giá trị công việc trong hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc của gói thầu đang xét”. Yêu cầu về hợp đồng tương tự trong đấu thầu là một yêu cầu quan trọng và bắt buộc nhà thầu phải cung cấp hợp đồng tương tự để chứng minh tính đáp ứng.
Quy định về hợp đồng tương tự
Đối với đa số các gói thầu việc yêu cầu nhà thầu cung cấp hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm đã thực hiện hợp đồng tương tự với gói thầu đang xét là bắt buộc (Trừ gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn), hiện nay việc đấu thầu đa số chuyển sang hình thức đấu thầu online, nhà thầu thực hiện kê khai năng lực hợp đồng tương tự và đính kèm tài liệu để chứng minh. Quy định hiện nay tại điểm đ) khoản 2 Điều 32 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT nêu rõ:
đ) Đối với hợp đồng tương tự, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin về hợp đồng kê khai trên webform và file tài liệu chứng minh các thông tin về hợp đồng đó thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ E-HSDT; Trường hợp các hợp đồng mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung hợp đồng khác từ hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có hợp đồng đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Giá trị của hợp đồng tương tự
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT các hợp đồng tương tự được xem là có giá trị khi thỏa mãn đủ các tiêu chí như sau:
– Tương tự về bản chất và độ phức tạp: Có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu;
– Tương tự về quy mô công việc: Có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét. Trong trường hợp 2 công trình có cấp thấp liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là 1 hợp đồng xây lắp tương tự.
– Trường hợp hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
– Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% – 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Quy định về số lượng và giá trị hợp đồng tương tự
Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng (thông thường 3 – 5 năm) trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu):
(i) Số lượng hợp đồng là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V (N x V = X) hoặc
(ii) Số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ X.
Trong đó:
+ Hoàn thành phần lớn nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng.
+ Với các hợp đồng mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giá trị của hợp đồng tương tự“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh