Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng

by Hồng Hà Nguyễn

Các thương vụ, giao dịch thương mại trở nên đa dạng và tăng nhanh. Trong đó, hợp đồng thương mại là vấn đề quan tâm chung giữa các thương nhân hay nhiều bên liên quan trong giao dịch thương mại. Cùng tìm hiểu về vấn đề “Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng” với Luật Đại Nam qua bài viết dưới đây.

Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng

Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại 2005

Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của hợp đồng hết sức quan trọng, đó là một công cụ pháp lý thông dụng nhất trong việc kinh doanh buôn bán, giao dịch và thực hiện các hoạt động thương mại khác. Đây được xem như là cơ sở pháp lý để các bên quy định quyền và nghĩa vụ đối với nhau, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ, là nền tảng và niềm tin để thực hiện sự thỏa thuận và quyền lợi đối ứng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho mỗi bên.

Gắn liền với sự đa dạng trong hoạt động thương mại, một số hợp đồng thương mại phổ biến có thể kể đến như: Hợp đồng mua bán hàng hóa; hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng khuyến mại; hợp đồng trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ; hợp đồng gia công; hợp đồng vận chuyển; hợp đồng ủy quyền; hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; hợp đồng đại lý thương mại; hợp đồng nhượng quyền thương mại…

Pháp luật hiện hành không trực tiếp đưa ra định nghĩa tranh chấp hợp đồng nói chung cũng như tranh chấp hợp đồng thương mại nói riêng, tuy nhiên, từ các tranh chấp xảy ra trên thực tế, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng thương mại là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại với nhau liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại. Một số đặc điểm của tranh chấp hợp đồng thương mại có thể dễ dàng nhận thấy như:

(1) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng – là sự thỏa thuận của các bên tại thời điểm ký kết nên các bên tranh chấp luôn có quyền tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp;

(2) Tranh chấp hợp đồng thương mại thường mang yếu tố tài sản và gắn liền với lợi ích mỗi bên trong tranh chấp, mầm mống phát sinh của tranh chấp xuất phát từ lợi ích hay sự thỏa mãn lợi ích của các bên không được như kỳ vọng;

(3) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại cũng tương tự như giải quyết các tranh chấp hợp đồng dân sự thông thường: bình đẳng, tự nguyện, tự do thỏa thuận;

(4) Tranh chấp thương mại thường là tranh chấp giữa các thương nhân;

(5) Thời điểm phát sinh tranh chấp là thời điểm các bên đã giao kết hợp đồng, có thể xảy ra ngay sau khi vừa giao kết xong, đang thực hiện hoặc thực hiện hoàn tất mới xảy ra tranh chấp.

Các tranh chấp hợp đồng thương mại phổ biến

Khi xem xét về tình hình ký kết, thực hiện cũng như các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch liên quan đến hợp đồng thương mại ở Việt Nam thì chưa thể khẳng định một con số cụ thể nào được tổng hợp với các cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền, nghiệp vụ liên quan. Tuy nhiên, đánh giá trên sự tăng trưởng của loại hình thương mại đang có xu thế chiếm tỷ lệ lớn cũng như gia tăng nhanh kết hợp với sự nhìn nhận khách quan khi tiếp cận nhiều vụ việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại thì một số loại hợp đồng thương mại thường xảy ra tranh chấp có thể đề cập đến đó là: (i) hợp đồng mua bán hàng hóa; (ii) hợp đồng đại lý, phân phối và (iii) hợp đồng xây dựng, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, tranh chấp có thể phát sinh từ các nội dung trong trong hợp đồng liên quan đến:

– Thời gian giao hàng: Bên bán giao hàng chậm.

– Quy định về hàng hóa được giao: Bên bán giao hàng không đúng chủng loại, số lượng như đã cam kết trong hợp đồng hai bên ký kết.

– Nghĩa vụ thanh toán: Bên mua chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ.

– Quy định về chuyển giao hàng hóa: Bên bán vi phạm các điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hóa.

– Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Đối với hợp đồng đại lý, phân phối, tranh chấp có thể phát sinh từ các nội dung trong trong hợp đồng liên quan đến:

– Quy định về thời gian và loại hàng hóa cung cấp: Nhà sản xuất/người bán không cung cấp hàng hóa cho nhà phân phối/đại lý theo đúng mô tả hợp đồng, hoặc vào thời điểm quy định trong hợp đồng.

– Thỏa thuận về cạnh tranh/phân phối/độc quyền: Nhà sản xuất/người bán cung cấp hàng hóa cho các đối thủ cạnh tranh của nhà phân phối/đại lý, trong trường hợp hợp đồng phân phối quy định rõ ràng cho nhà phân phối/đại lý độc quyền; nhà phân phối/đại lý phân phối hàng hoá ngoài khu vực mà nhà sản xuất/người bán cho phép; nhà phân phối/đại lý chỉ định nhà phân phối phụ/đại lý phụ, trong trường hợp nhà sản xuất/người bán không cho phép điều này; nhà phân phối/đại lý sản xuất các sản phẩm tương tự như các sản phẩm của nhà sản xuất/người bán, trong trường hợp đã thỏa thuận không được sản xuất mặt hàng tương tự.

– Quy định vào thời điểm mua hàng: Nhà phân phối/đại lý không mua của nhà sản xuất/người bán số lượng hàng đã quy định trong hợp đồng, hoặc không mua vào thời điểm đã thỏa thuận.

– Nghĩa vụ thanh toán: Nhà phân phối/đại lý từ chối thanh toán hay thanh toán chậm cho nhà sản xuất/người bán.

Đối với hợp đồng xây dựng, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, tranh chấp có thể phát sinh từ các nội dung trong trong hợp đồng liên quan đến:

– Quy định về quy chuẩn, mô tả kỹ thuật, mô tả thiết kế của công trình: Công trình được xây dựng hoặc thiết kế kỹ thuật không phù hợp với các quy định của hợp đồng.

– Thời hạn hợp đồng: Công trình hoàn thành không đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng.

– Quy định về vật liệu, vật tư xây dựng: Việc xây dựng đòi hỏi nhiều các nguyên vật liệu và kết cấu hơn, hoặc các nguyên vật liệu và kết cấu mới không được quy định trong hợp đồng hoặc không theo giá đã thoả thuận.

– Chính sách, quy định liên quan đến việc xây dựng công trình: Thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung những quy định, ảnh hưởng tới quy mô và giá cả của các công trình.

> Xem thêm: Bị đơn trong tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?

– Các nhà thầu phụ được mời thực hiện một phần hợp đồng không thực hiện đúng các quy định hợp đồng đã thoả thuận giữa nhà thầu chính và chủ các công trình.

– Nghĩa vụ thanh toán: Chủ công trình từ chối bảo đảm thanh toán, hoặc từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần công trình đã hoàn thành.

– Thỏa thuận bảo đảm thực hiện hay bảo trì công trình: Nhà thầu không đưa ra bảo đảm thực hiện, hoặc bất kỳ bảo đảm nào khác.

Các cách giải quyết tranh chấp

Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 có quy định các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, trên cơ sở đó, có thể hiểu rằng để giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng có 04 phương thức như sau:

(i) thương lượng giữa các bên;

(ii) hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải;

(iii) giải quyết tại trọng tài hoặc

(iv) Tòa án.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488