Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp

by Hủng Phong

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc về ba bộ đó là: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Câu hỏi đặt ra là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp? Trách nhiệm quản lý thì thuộc về ba bộ nhưng trách nhiệm cấp giấy chứng nhận sẽ là do ai? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 115/2018/NĐ – CP.
  • Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến,..nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.

Để tìm hiểu về vấn đề Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp thì đầu tiên cần tìm hiểu về điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây

  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp?

Để trả lời cho câu hỏi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có liên quan trong từng lĩnh vực. Cụ thể như sau:

Cục an toàn thực phẩm cấp

  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: sâm và các sản phẩm sâm, yến và các sản phẩm yến, thực phẩm giảm cân, trà thảo mộc, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất,…
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Acid Citric, hương socola, CMC, chất bảo quản,…
  • Dụng cụ, vật liệu, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm của bộ y tế.
  • Cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu).

Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp

  • Cơ sở kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai.
  • Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
  • Cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi ngành y tế.
  • Dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, nhà hàng khách sạn, quán cà phê, quán ăn,…

Bộ nông nghiệp cấp

  • Ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau – củ – quả và sản phẩm rau – củ – quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối – gia vị – đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm.
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Sở nông nghiệp cấp

  • Các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên liên quan đến sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật,…) có giấy đăng ký kinh doanh kể cả cơ sở đã đạt chứng nhận HACCP, ISO 22000.

Cục thú y cấp

  • Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.

Chi cục thú y cấp

  • Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.

Chi cục bảo vệ thực vật cấp

  • Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau – quả, chè các loại.

Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nông lâm thủy sản cấp

  • Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm, thủy hải sản các loại

Vụ khoa học và công nghệ cấp cho cơ sở sản xuất, Vụ thị trường trong nước cấp cho cơ sở kinh doanh

  • Rượu: 3 triệu lít/năm trở lên.
  • Bia: 50 triệu lít/năm trở lên.
  • Nước giải khát: 20 triệu lít/năm trở lên.
  • Sữa chế biến: 20 nghìn lít/năm trở lên.
  • Dầu thực vật: 50 nghìn tấn/năm trở lên.
  • Bột và tinh bột: 100 nghìn tấn/năm trở lên.
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên
  • Cơ sở kinh doanh: quy mô trên + đại lý bán buôn trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, thành phố trực thuộc trung ương.

Sở công thương cấp

  • Rượu, bia, nước giải khát.
  • Sữa chế biến.
  • Dầu thực vật.
  • Sản phẩm chế phẩm tinh bột, bánh, mứt, kẹo.
  • Bao bì chứ đựng các sản phẩm trên.

Việc được các cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện cần và đủ để xin cấp giấy công bố thực phẩm và cấp chứng chỉ lưu hành tự do cho các sản phẩm liên quan tới thực phẩm.

Trên đây là một số ý kiến pháp lý cho câu hỏi “Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp?” mà Luật Đại Nam cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra Luật Đại Nam còn cung cấp dịch vụ tư vấn và thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP CON- LƯU THÔNG HÀNG HÓA

  • Công bố hợp quy sản phẩm
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở
  • Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép kinh doanh hóa chất
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học
  • Giấy phép thành lập trường mầm non
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng khám
  • Giấy phép kinh doanh cho spa

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488