Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Tàu cá

by Hủng Phong

Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tàu cá góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác. Hiện nay, hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao gồm tàu cá “Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định” Vậy làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 115/2018/NĐ – CP.
  • Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT

Có phải cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá?

Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư 13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21 năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 25/12), quy định hồ sơ kiểm tra tàu cá rời cảng phải có giấy chứng nhận ATTP, nếu không tàu cá sẽ không được vươn khơi khai thác. Bên cạnh đó, Nghị định 115 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có quy định, tàu cá không có giấy chứng nhận ATTP bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng.

Việc ngư dân tuân thủ quy định phải có giấy chứng nhận ATTP cũng là góp phần chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, nhằm khắc phục “thẻ vàng” của EC. Bởi doanh nghiệp trong quá trình thu mua, chế biến hải sản xuất khẩu phải cần nguồn nguyên liệu được chứng nhận bảo đảm điều kiện ATTP.

Khi nào tàu cá phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tất cả tàu cá có chiều dài thân tàu từ 15m trở lên phải được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm.

Theo đó, có 10 chỉ tiêu, điều khoản đánh giá gồm:

  • Thiết bị làm lạnh trên tàu cá phải có công suất đủ mạnh để giữ hải sản ở nhiệt độ thích hợp và ổn định, có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
  • Hầm bảo quản hải sản được làm bằng vật liệu chống ăn mòn, không độc, cấu trúc chắc chắn, được bọc cách nhiệt, có nắp đậy, không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, sạch sẽ.
  • Hải sản sau khi đưa ra khỏi tủ cấp đông phải được bao gói và đưa ngay vào kho lạnh bảo quản.
  • Trong kho lạnh, hải sản phải được kê xếp theo từng lô riêng biệt, ghi chép rõ vị trí và ngày, tháng bảo quản.
  • Khu vực vệ sinh của thuyền viên phải được bố trí cách ly với khu vực xử lý, bảo quản hải sản.
  • Ngư dân trên tàu cá phải được khám sức khỏe định kỳ, trang bị bảo hộ lao động phù hợp.
  • Thuyền viên, lao động nghề cá phải được phổ biến kiến thức ATTP.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá

Để Tàu cá được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, thì cơ sở cần chuẩn bị theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật ATTP;

Bước 3. Trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

⇒Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

⇒Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Điều 37 Luật ATTP quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP như sau:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn. Do đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.

Chi phí Xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm Tàu cá

Chi phí thực hiện dịch vụ tại Luật Đại Nam là TRỌN GÓI , quý khách không cần lo lắng bới khoản chi phí phát sinh hay công đi lại và chờ đợi khi thực hiện thủ tục.

Những điều cần biết liên quan Cơ sở nào phải xin chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, quý khách hàng có thể tham khảo để nắm được rõ hơn, trong khi tìm hiểu Luật Đại Nam sẽ đồng hành và tư vấn cùng khách hàng những vấn đề còn vướng mắc.

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP CON- LƯU THÔNG HÀNG HÓA

  • Công bố hợp quy sản phẩm
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở
  • Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép kinh doanh hóa chất
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học
  • Giấy phép thành lập trường mầm non
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng khám
  • Giấy phép kinh doanh cho spa

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn về Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá vui lòng liên hệ đến Luật Đại Nam qua các thông tin dưới đây:

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488