Hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác

by Vũ Khánh Huyền

Hiện nay hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác đang rất phổ biến tại Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm đó. Thông qua bài viết này, Luật Đại Nam sẽ đồng hành cùng Quý bạn đọc tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác.

Hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác

Hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác

Hiểu như thế nào về biểu diễn tác phẩm của người khác

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ), biểu diễn tác phẩm là một trong các quyền tài sản, là quyền tác giả được pháp luật quy định. Biểu diễn tác phẩm là hành vi thể hiện, trình bày tác phẩm ra trước công chúng để mọi người có thể thưởng thức, cảm nhận. Tuy nhiên, biểu diễn tác phẩm của người khác không xin phép được hiểu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ một cách trái phép, chưa có sự đồng ý của tác giả làm xâm phạm vào một số quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Khi biểu diễn tác phẩm của người khác có cần phải xin phép không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ), việc biểu diễn tác phẩm của người khác phải cần xin phép, cụ thể như sau:

“1. Quyền tài sản bao gồm:

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả”.

Như vậy, việc biểu diễn tác phẩm của người khác phải xin phép và phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác có vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ) thì về nguyên tắc, việc biểu diễn tác phẩm của người khác phải được sự cho phép của người đó (tác giả của tác phẩm). Nếu không có sự cho phép của tác giả thì đây được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Điều 28 Luật này.

Mặt khác, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 vẫn có quy định một số trường hợp ngoại lệ mà việc biểu diễn tác phẩm của người khác không xin phép không bị coi là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, ví dụ như biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.

Như vậy, từ các quy định trên, hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác được xem là hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ khi không có sự cho phép của tác giả, đồng thời không thuộc vào các trường hợp ngoại lệ theo quy định pháp luật.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488