Nếu bạn không có kiến thức pháp lý vững vàng thì bạn sẽ dễ gặp khó khăn trong quá trình quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Hành vi vi phạm khi tiến hành quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt và mức phạt” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quảng cáo 2012;
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo;
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
- Đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Khoản 12, Điều 2, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.
Như vậy, với mục đích đặt ra là kiểm soát chặt chẽ hơn với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, bảo vệ an toàn cho sức khỏe con người và môi trường thì việc quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải thực hiện các quy định về điều kiện quảng cáo nghiêm ngặt hơn so với hàng hóa thông thường. Các điều kiện đó được quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo, cụ thể như sau:
- Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt.
- Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.
- Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo thì phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành.
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn.
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu.
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
- Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Xác nhận nội dung quảng cáo là một trong những nội dung quy định nghĩa vụ của chủ thể với những ngành nghề đặc thù. Do vậy, việc quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, ngoài việc tuân thủ các điều kiện trên, còn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Có thể thấy rằng, các hàng hóa, dịch vụ trên đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của con người vì vậy, buộc Nhà nước phải tiến hành quản lý chặt chẽ trên mọi mặt, dù là trong sản xuất, kinh doanh hay quảng cáo trong cộng đồng. Bên cạnh đó, không phải ai cũng biết các thành phần của thuốc, sữa, mỹ phẩm và tác dụng mà chúng mang lại bởi đó là lĩnh vực chuyên ngành, người thường nhận biết bằng việc kê đơn của bác sĩ, tư vấn của dược sĩ và qua giấy hướng dẫn sử dụng hay người có kinh nghiệm. Vì thế, nếu quảng cáo không đáp ứng được các quy định trên thì chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung khi vi phạm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Khi vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự, hình thức xử phạt bổ sung quy định là tịch thu tang vật vi phạm.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động nghề nghiệp trên thực tế. Và trường hợp áp dụng khi vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Như vậy, những quảng cáo trên khi vi phạm ngoài việc bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì chịu biện pháp khắc phục hậu quả là tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo.
Nhìn chung, việc áp dụng hình thức xử phạt tiền có thay đổi, tăng lên khi Khoản 51 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP chỉ phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, có kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả, tương ứng với những quy định trong Luật Quảng cáo năm 2012 và quy định riêng cho từng hoạt động của hàng hóa, dịch vụ đặc thù.
Dịch vụ tư vấn Hành vi vi phạm khi tiến hành quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt và mức phạt của Luật Đại Nam
– Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục trước khi tiến hành thực hiện dịch vụ;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xin giấy phép quảng cáo;
– Soạn thảo tất cả các giấy tờ tài liệu cần thiết cho việc xin giấy phép quảng cáo;
– Thay mặt Công ty tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo.
– Thay mặt khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và bàn giao cho khách hàng.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Hành vi vi phạm khi tiến hành quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt và mức phạt”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Hành vi vi phạm khi tiến hành quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt và mức phạt” trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm tiếng anh năm 2023
- Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm