Hành vi vi phạm thuế là gì

hanh-vi-vi-pham-thue-la-gi-2

by Vũ Tuấn Anh

Thuế là một phần quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Hành vi vi phạm thuế không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đặt ra những vấn đề lớn cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, Luật Đại Nam cùng bạn sẽ tìm hiểu về hành vi vi phạm thuế là gì và những điều quan trọng mà bạn nên biết.

Hành vi vi phạm thuế là gì

Hành vi vi phạm thuế là gì

Vi phạm pháp luật thuế là gì?

Căn cứ dựa trên luật quản lý thuế 2019 quy định thì:

–  Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.

– Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Như vậy, Đối với việc  xử lý vi phạm pháp luật thuế nhằm mục đích bảo đảm sự công bằng trong việcđối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế theo quy định. Chính vì thế mà  việc quy định  những  nội dung xử lý vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết và mang tính răn đe với các hnahf vi vi phạm pháp luật về thuế.

Các dấu hiệu của hành vi vi phạm thuế:

–  Chủ thể: vi phạm pháp luật thuế được thực hiện bởi các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động thu thuế như người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế. Những chủ thể này khi tham gí vào quá trình hành thu thuế thì được nhà nước trao thẩm quyền và trách nhiệm nhất định nhưng vì lợi ích riêng mà không thực hiện đúng thẩm quyền, nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.

– Về mặt khách quan: vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp luật. Vì những hành vi này vừa vi phạm những quy tắc xử sự chung, lại vừa  gây phương hại đến lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang được pháp luật bảo vệ.

– Về mặt chủ quan: bao gồm lỗi ( cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện. Tính chất có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế thể hiện ở việc chủ thể của hành vi có khả năng tránh được sự vi phạm nhưng họ đã không tránh hoặc cố ý thực hiện hành vi vi phạm vì một động cơ hay mục đích thúc đẩy.

– Về phương diện khách thể: hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại đến nhũng lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ. Những lợi ích này chỉ có thể là lợi ích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội.

Các loại hành vi vi phạm thuế:

Vi phạm pháp luật thuế gồm có: vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hình sự về thuế và các vi phạm khác về thuế. Trong đó:

– Vi phạm hành chính về thuế: là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ những chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính.

 – Vi phạm hình sự: là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ. Ngoài ra còn có những hành vi vi phạm khác về thuế ví dụ như vi phạm về hình thức tờ khai đăng kí thuế, hình thực văn bản kê khai thuế…

Theo đó, căn cứ vào hai loại vi phạm pháp luật thuế thì cũng có có hai biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế đó là chế tài hành chính và chế tài hình sự.

Kết luận

Hành vi vi phạm thuế là gì? Hành vi vi phạm không chỉ là việc vi phạm pháp luật mà còn làm tổn thương uy tín và sự tin tưởng của một người hoặc một tổ chức trong cộng đồng. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng này, việc tuân thủ các quy tắc thuế và tìm kiếm sự tư vấn chuyên nghiệp là không thể thiếu. Hãy nhớ rằng, việc trả đúng thuế không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và quốc gia của chúng ta.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh từ A-Z

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488