Các doanh nghiệp sẽ thành lập văn phòng đại diện khi xét thấy việc kinh doanh của mình mở rộng thị trường, hoặc cần thiết trong việc xúc tiến thương mại đầu tư kinh doanh. Để quý độc giả có góc nhìn tổng quát hơn về việc thành lập văn phòng đại diện, bài viết sau đây Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích và làm rõ vấn đề hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện năm 2023. Qua đó, bổ sung thêm kiến thức pháp lý đến quý bạn đọc.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020.
Thành lập văn phòng đại diện là gì?
Thành lập văn phòng đại diện được hiểu là quá trình một doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty nào đó mở ra một văn phòng đại diện tại một địa điểm khác với trụ sở chính của doanh nghiệp để tiến hành các công việc cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
Để tiến hành đăng ký thành lập văn phòng đại diện mới cho doanh nghiệp của mình, quý độc giả cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
– Đối với trường hợp đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng:
+ 1 bản chính Thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký. (Theo phụ lục II-7)
+ 1 bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.
+ 1 bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
– Trường hợp đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
+ 1 bản chính thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Theo phụ lục II-7)
+ 1 bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
+ 1 bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện
+ 1 bản sao giấy phép thành lập và hoạt động hoặc bản sao văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
– Trường hợp đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp xã hội
+ 1 bản chính thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký. (Theo phụ lục II-7)
+ 1 bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
+ 1 bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện
+ 1 bản chính cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP (theo phụ lục II-26)
– Trường hợp đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng.
+ 1 bản chính thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký. (Theo phụ lục II-7)
+ 1 bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
+ 1 bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện
+ 1 bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
Lưu ý: Các giấy tờ mẫu sẽ được áp dụng theo phụ lục được ban hành kèm theo thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
Điều kiện về hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
– Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;
– Tên của chi nhánh, văn phòng đại diện được đặt theo đúng quy định tại Điều 40 của Luật Doanh nghiệp;
– Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
-Đã nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:
– Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy. Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;
– Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ;
– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện năm 2023 do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: