Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì?

by Hồng Hà Nguyễn

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì?

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì?

Căn cứ pháp lý

  •  Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
  • Tiểu mục 22 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và tiểu mục 22 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ hiện nay bao gồm những nội dung sau:

– Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần sửa chữa, nơi sửa chữa, thời gian sửa chữa;

– Giấy giới thiệu;

– Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ nêu trên lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an ra sao?

Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an được thực hiện theo Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và tiểu mục 22 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Cụ thể như sau:

– Bước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương có nhu cầu cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.

– Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đến nhận Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ.

Lệ phí (nếu có): 10.000 đồng/01 khẩu/chiếc.

>> Xem thêm: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gồm những gì?

Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì?

Dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:

Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ

1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ;

b) Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;

c) Việc nghiên cứu, chế tạo công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp sản xuất công cụ hỗ trợ thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

đ) Chủng loại sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm công cụ hỗ trợ phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;

e) Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ.

Như vậy, điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ hiện nay được xác định theo các nội dung nêu trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488