Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng là vấn đề rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm. Thực tế có không ít mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra giữa các bên khi không có hợp đồng mua bán. Vậy pháp luật có quy định như thế nào doanh nghiệp cần phải lập hợp đồng khi giao dịch mua bán. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Luật Thương mại
Khi nào doanh nghiệp phải lập hợp đồng kinh tế?
Hình thức của giao dịch dân sự
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
- Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 tại Điều 24 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Như vậy để đảm bảo chắc chắn cho hoạt động kinh doanh của mình thì bạn nên lập hợp đồng bằng văn bản với đối tác và làm biên bản thanh lý hợp đồng sau khi đã chấm dứt hợp đồng.
>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng
Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải lập hợp đồng kinh tế
- Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, phạm vi hoạt động, mức vốn kinh doanh, hoặc giá trị hợp đồng giao kết, mà các doanh nghiệp có những quy định về hình thức hợp đồng trong doanh nghiệp của mình. Hiện nay, phù hợp với quy định thanh toán không dùng tiền mặt, nên những doanh nghiệp nhỏ thường quy định hợp đồng có giá trị từ 20 tr trở lên được ký kết bằng văn bản.
=> Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.
Các doanh nghiệp có cần thiết lập hợp đồng không?
Ngoại trừ một số trường hợp đặc thù mà pháp luật quy định thì các trường hợp giao dịch, trao đổi hàng hóa thông thường không cần lập hợp đồng mua bán. Tuy nhiên các đơn vị, doanh nghiệp vẫn nên chủ động ký kết hợp đồng khi giao dịch vì những lợi ích của văn bản này.
Lợi ích khi ký kết hợp đồng bằng văn bản
Trong thực tế việc tranh chấp giữa các bên mua bán hàng hóa, dịch vụ xảy ra không hiếm. Các tranh chấp này thường liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Trong đó chủ yếu là tranh chấp về giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chế độ bảo hành, vấn đề bồi thường thiệt hại,…
Khi xảy ra mâu thuẫn nếu không có văn bản thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên thì việc giải quyết tranh chấp sẽ rất khó khăn.
Bởi vậy việc ký kết hợp đồng mua bán bằng văn bản là rất quan trọng. Hợp đồng này chính là sự thỏa thuận giữa các bên về các nội dung, điều khoản liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Từ đó đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.
Điều quan trọng là hợp đồng phải đảm bảo giá trị pháp lý trước pháp luật. Đây là chính cơ sở để giải quyết tranh chấp xảy ra trong quan hệ mua bán nếu có. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có thể dùng chính văn bản này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
>> Xem thêm: Điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá cố định
Đề ra quy chế riêng về việc ký kết hợp đồng
Không có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản: hợp đồng này là sự thoả thuận giữa một bên là thương nhân với một bên là chủ thể khác. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và được nhận thanh toán. Bên mua được nhận hàng hóa và có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên bán theo thỏa thuận.
Theo điều 24 ở trên, hợp đồng có nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng bằng văn bản là cơ sở pháp lý tốt nhất để các bên bảo vệ được quyền lợi của mình trong trường hợp tranh chấp.
Các bên có thể ký kết hợp đồng bằng văn bản truyền thống hoặc ký hợp đồng điện tử đều được. Theo xu hướng hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng điện tử bởi sự thuận tiện, minh bạch, đảm bảo hiệu lực pháp lý đầy đủ trước pháp luật.
Trong đó quy định rõ thẩm quyền ký hợp đồng, giá trị hóa đơn cần lập hợp đồng, nội dung, điều khoản trong hợp đồng,…Điều này tạo nên sự chuyên nghiệp trong các giao dịch mua bán của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi các bên trước rủi ro về tranh chấp.
>> Xem thêm: Điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá cố định
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?