Theo quy định pháp luật, người bán hàng hóa được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy nhằm chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi duy nhất một lần. Vậy hóa đơn chuyển đổi là gì? Quá trình chuyển đổi hóa đơn hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy gồm những bước nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Hóa đơn chuyển đổi là gì?
Hoá đơn chuyển đổi được hiểu là hoá đơn được in từ hoá đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo quy định của pháp luật. Vì thế phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà người lập hoá đơn có thể được chuyển đổi từ dạng thức hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào cần sử dụng hóa đơn chuyển đổi
Theo thông tư 32/2011/TT-BTC quy định, bên bán hàng hoá có quyền chuyển đổi hoá đơn điện tử sang hóa đơn giấy khi cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá với cơ quan quản lý nhà nước.
Trường hợp thứ hai, bên bán và bên mua được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy nhằm mục đích lưu trữ giấy tờ kế toán theo yêu cầu của nghiệp vụ kế toán.
Điều kiện để thực hiện chuyển đổi hóa đơn
Thứ nhất, hoá đơn giấy phải thể hiện đầy đủ nội dung thông tin được ghi nhận trên hóa đơn điện tử. Vì thế đòi hỏi người xuất hoá đơn cần in đầy đủ nội dung hoá đơn ra cùng một mặt giấy khi thực hiện chuyển đổi.
Thứ hai, hoá đơn phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi hoá đơn.
Thứ ba, phải có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy và trên hoá đơn chuyển đổi cần ghi rõ HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ.
Thứ tư, giá trị pháp lý của hoá đơn chuyển đổi: đối với hoá đơn chuyển đổi, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển đổi như trên thì có giá trị pháp lý tương đương với hoá đơn điện tử.
Quy trình tiến hành chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Bước 1: Từ file điện tử của hoá đơn điện tử do bên bán xuất khi bán hàng, bên bán hoặc bên mua có nhu cầu chuyển đổi tiến hành lưu trữ file điện tử của hoá đơn được thể hiện dưới dạng file pdf về máy tính.
Bước 2: Bên bán hoặc bên mua tiến hành in hoá đơn giấy từ hoá đơn định dạng .pdf của hóa đơn điện tử
Bước 3: Tiến hành ký và ghi rõ họ tên của chủ thể thực hiện quá trình chuyển đổi.
Phân biệt hóa đơn điện tử chuyển đổi ra giấy và hóa đơn giấy
Chỉ tiêu so sánh | Hóa đơn điện tử chuyển đổi | Hóa đơn giấy |
Mẫu | Số liên của hóa đơn điện tử sẽ là 0 | Số liên của hóa đơn giấy là số trong khoảng từ 2 đến 9 |
Số seri | ký hiệu dạng HM/17E | Đối với đặt in có ký hiệu cuối cùng là P- Đối với hóa đơn giấy tự in có ký hiệu cuối cùng là T |
Chữ ký | Có ký hiệu riêng để xác nhận hóa đơn được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử và trên hóa đơn phải chữ ký của người thực hiện chuyển đổi. | Chữ ký tay trực tiếp của người lập |
Hình thức | Ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”, là dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn- Họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi và thời gian thực hiện chuyển đổi | Dựa trên khuôn mẫu của hóa đơn đặt in hoặc khuôn mẫu hóa đơn đăng ký do mình tự phát hành |
Giá trị pháp lý khi chuyển đổi
Hoá đơn chuyển đổi được xem là có giá trị pháp lý nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện như tại điều kiện chuyển đổi
- Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi
- Trên hoá đơn chuyển đổi chuyển đổi cần có các ký hiệu: dòng chữ phân biệt hoá đơn chuyển đổi – hoá đơn nguồn, họ tên, chữ ký của người chuyển đổi, thời gian chuyển đổi.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Tội mua bán hóa đơn bị xử phạt như nào ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc