Hợp đồng bảo hiểm thân vỏ ô tô

by Vũ Khánh Huyền

Bảo hiểm thân vỏ ô tô là loại bảo hiểm để bồi thường cho các thiệt hại phát sinh do yếu tố bên ngoài tác động lên các bộ phận của xe ô tô(Vỏ, kính, gương,…). Bảo hiểm thân vỏ ô tô hay bảo hiểm vật chất là loại hình bảo hiểm tự nguyện với mức phí khác nhau của từng công ty bảo hiểm, loại xe. Bên cạnh loại hình bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô thì loại hình bảo hiểm thân vỏ sẽ là giải pháp phòng vệ bên cạnh khi các rủi ro thiệt hại đến trực tiếp ô tô của bạn. Dưới đây Luật Đại Nam sẽ mang đến cho bạn đọc về Hợp đồng bảo hiểm thân vỏ ô tô.

Hợp đồng bảo hiểm thân vỏ ô tô

Hợp đồng bảo hiểm thân vỏ ô tô

Bảo hiểm thân vỏ ô tô là gì ?

Bảo hiểm thân vỏ ô tô còn gọi là bảo hiểm vật chất là một sản phẩm trong nghiệp vụ bảo hiểm ô tô với mục đích bảo vệ về mặt tài chính khi không may phát sinh các rủi ro tác động (các yếu tố bên ngoài) lên chiếc xe ô tô gây ra thiệt hại (hư hỏng) cho bộ phận hay toàn bộ chiếc xe đó.

Ví dụ rủi ro vô ý khi di chuyển trên đường bị va chạm như va vào tường, đâm vào cột …vv. Công ty bảo hiểm xét thấy nguyên nhân tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại, phương án khắc phục tổn thất ( sơn, sửa, thay thế …) để xác định số tiền bồi thường cho khách hàng.

Tại sao nên mua bảo hiểm thân vỏ ô tô?

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi các tình huống tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thương cho ô tô. Do đó, việc mua bảo hiểm thân vỏ sẽ hạn chế phần nào tổn thất mà chủ sở hữu phải bỏ ra để sửa chữa lại xe trong trường hợp tai nạn bất ngờ hoặc chủ xe tự gây ra các tổn thất không mong muốn mà không có tác động của bên thứ ba.

Những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến thân xe như:

– Lái mới chưa có kinh nghiệm nên có thể mắc phải những lỗi lái xe cơ bản.

– Tai nạn bất ngờ do thiên nhiên tác động.

– Các vụ tai nạn bất ngờ xảy ra khi lưu thông trên đường.

– Hỏa hoạn, cháy nổ, chìm xe, bị các vật thể khác rơi vào,…

Những người mới sử dụng ô tô, chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của mình tốt nhất nên mua bảo hiểm thân vỏ, để giảm bớt tổn thất nếu xảy ra tai nạn. Ngay cả những tài xế lâu năm, nếu cẩn thận vẫn có thể mua thêm bảo hiểm thân vỏ để hạn chế thiệt hại khi gặp sự cố bất ngờ.

>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng

Đối tượng nên mua bảo hiểm thân vỏ ô tô

Bảo hiểm thân vỏ ô tô là sự lựa chọn phù hợp đối với những tay lái mới, không tự tin vào khả năng cầm lái, dễ gặp phải va chạm khi lỗi đến từ phía mình.

Tuy nhiên, các chủ xe dù có kinh nghiệm lâu năm cũng nên sử dụng bảo hiểm thân vỏ ô tô, đặc biệt là với những chiếc xe cao cấp có giá thành sửa chữa đắt đỏ. Trong tình huống người lái bị mất tập trung hoặc không may gặp sự cố bất ngờ, bảo hiểm này có nhiệm vụ hỗ trợ chi phí sửa chữa cho chủ xe.

Các hình thức cơ bản của bảo hiểm thân vỏ

Thông thường có 5 loại gói bảo hiểm từ cơ bản đến mở rộng gồm: bảo hiểm cơ bản, bảo hiểm mất cắp phụ tùng, bảo hiểm thủy kích, bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm toàn bộ.

Bảo hiểm thân vỏ ô tô cơ bản có tác dụng bảo vệ chủ xe trong trường hợp xe có hư hỏng, va chạm bên ngoài thân vỏ hay máy móc, thường được mua kèm với gói bảo hiểm mất cắp phụ tùng, bảo hiểm thủy kích hay bảo hiểm cháy nổ.

Giống như tên gọi, bảo hiểm mất cắp phụ tùng chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe khi có bất kỳ bộ phận nào trên xe bị trộm mất (gương, logo, camera lùi…). Hiện nay, các phụ tùng trên các dòng xe từ tầm trung hay cao cấp đều được rao bán với mức giá cao, do vậy hiện tượng trộm cắp phụ tùng rất hay xảy ra trên những chiếc xe này.

Bảo hiểm thủy kích (ngập nước) là gói bảo hiểm có khả năng chi trả cho những chiếc xe bị ngập nước, hư hỏng nặng do ngập nước. Do chi phí sửa chữa khi xe bị thủy kích là rất cao, nếu sở hữu bảo hiểm thủy kích sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí sửa chữa cho chủ xe.

Bảo hiểm cháy nổ hỗ trợ khách hàng hoàn lại số tiền tương ứng với thiệt hại xảy ra khi gặp sự cố cháy nổ đến từ yếu tố khách quan bên ngoài hoặc từ chính chiếc xe.

Cuối cùng, bảo hiểm toàn bộ là cấp độ bảo hiểm cao, bảo hiểm này giúp khách hàng chi trả toàn bộ các chi phí hư hỏng từ thân vỏ, máy móc, ngập nước, thủy kích, cháy nổ đến mất cắp hay khi gặp sự cố.

>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Phí bảo hiểm thân vỏ ô tô là bao nhiêu?

Bảo hiểm thân vỏ là một hình thức bảo hiểm tự nguyện nên mức phí của loại bảo hiểm này cũng sẽ do các bên thỏa thuận dựa trên giá trị của xe.

Công thức tính như sau:

– Xe mới: Phí bảo hiểm thân vỏ = Tỷ lệ phí bảo hiểm (1,4% đến 2%) x Giá xe niêm yết

– Xe cũ:

Phí bảo hiểm thân vỏ = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Tỷ lệ % tối thiểu chất lượng còn lại của xe x Giá trị xe mới

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của xe được xác định như sau:

+ Ô tô đã sử dụng từ 01 – 03 năm: Tỷ lệ là 85%.

+ Ô tô đã sử dụng từ 03 – 06 năm thì tỷ lệ là 70%.

+ Ô tô đã sử dụng từ 06 – 10 năm thì tỷ lệ là 65%.

+ Ô tô sử dụng trên 10 năm thì tỷ lệ % là 50%.

Mức chiết khấu cho ô tô không sử dụng cho kinh doanh vận tải là 500.000 đồng/vụ, còn nếu là ô tô sử dụng cho kinh doanh thì được chiết khấu 01 triệu đồng/vụ.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thân vỏ:

– Người tham gia bảo hiểm liên hệ với cơ quan bảo hiểm để thông báo kịp thời.

– Phía cơ quan bảo hiểm thực hiện giám định tổn thất.

– Lập kế hoạch bồi thường và thực hiện bồi thường cho khách hàng.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm ô tô gồm:

Thông báo tai nạn và Giấy yêu cầu bồi thường của Chủ xe cơ giới (theo mẫu do Công ty bảo hiểm cung cấp).

Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên Công ty bảo hiểm các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Giấy phép lái xe hợp lệ của người điều khiển xe đang hoạt động bị tai nạn (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe).

– Giấy chứng nhận đăng ký xe.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp lệ.

>> Xem thêm: Quy định về hợp đồng thử việc

Bản sao kết luận điều tra tai nạn của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của Công an nơi thụ lý tai nạn) gồm:

– Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông.

– Biên bản khám nghiệm hiện trường.

– Biên bản khám nghiệm xe liên quan tới tai nạn giao thông.

– Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.

– Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

– Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan Công an (nếu có).

Trong trường hợp vụ việc không có cơ quan Công an giao thông tham gia thì Chủ xe, Lái xe phải thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm để phối hợp lập hồ sơ và thu thập các tài liệu chứng minh về nguyên nhân và giải quyết tai nạn.

Biên bản hoà giải (trong trường hợp hoà giải)

Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Toà án (nếu có).

Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có).

Biên bản giám định thiệt hại (nếu có).

Để tránh rủi ro, trước tiên bạn cần lựa chọn các cơ quan bảo hiểm uy tín, kiểm tra kỹ hợp đồng bảo hiểm, các điều khoản về các trường hợp được bồi thường/ không được bồi thường, mức bồi thường,… Nếu bạn đã tham gia bảo hiểm thì chỉ cần dựa theo các quy định trong hợp đồng để xác định mức bồi thường mà mình sẽ được nhận vì vấn đề này pháp luật quy định các bên được tự do thỏa thuận.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng theo hợp đồng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488