Hợp đồng dân sự chấm dứt khi nào ?

by Vũ Khánh Huyền

Hợp đồng dân sự là một trong những chế định thuộc pháp luật dân sự, đây là một công cụ giúp bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên khi tiến hành thỏa thuận với nhau. Hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ với nhau hoặc một cho các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Vậy có những trường hợp nào được phép chấm dứt hợp đồng đúng quy định pháp luật? Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ trình bày một số quy định liên quan đến vấn đề Hợp đồng dân sự chấm dứt khi nào.

Hợp đồng chấm dứt khi nào ?

Hợp đồng chấm dứt khi nào ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự

Khái niệm chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng dân sự là một trong những chế định vô cùng quan trọng thuộc pháp luật dân sự, đây là một phương tiện pháp lý để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

Hợp đồng dân sự khi xác lập sẽ hình thành mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó, mối quan hệ này được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Vậy nên, có thể nói rằng sau khi hợp đồng dân sự này được thiết lập thì các bên sẽ bị ràng buộc về quyền và nghĩa vụ, theo đó bên nào vi phạm các điều khoản của hợp đồng sẽ gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi vi phạm của mình gây ra.

Chấm dứt hợp đồng là việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên đã được giao kết, thỏa thuận, thống nhất với nhau trong hợp đồng.

Căn cứ Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng, cụ thể:

    • Hợp đồng các bên đã được hoàn thành.
    • Chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của các bên.
    • Chủ thể là cá nhân giao kết hợp đồng đã chết, pháp nhân giao kết đã chấm dứt tồn tại.
    • Hợp đồng bị chấm dứt do bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
    • Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng giao kết trong hợp đồng không còn tồn tại.

>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự

Hợp đồng các bên đã được hoàn thành

  • Trong trường hợp này, hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt khi các bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại. Hợp đồng này chỉ coi là đã hoàn thành khi tất cả nghĩa vụ cả các bên được thỏa thuận trong hợp đồng đã được hoàn thành đầy đủ; nếu trong trường hợp chỉ có một bên trong hợp đồng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình, còn bên kia chưa hoàn thành xong nghĩa vụ của họ thì hợp đồng dân sự này không được coi là đã hoàn thành.

Chấm dứt hợp đồng dân sự theo thỏa thuận của các bên

  • Pháp luật dân sự luôn tôn trọng những thỏa thuận của các bên khi tiến hành tham gia quan hệ hợp đồng; pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng vào bất cứ thời điểm nào, nếu các bên thấy cần thiết. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp pháp luật không cho phép các bên được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Ví dụ: Căn cứ Điều 417 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng các lợi ích thì dù hợp đồng dân sự vẫn chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được tự ý thỏa thuận với nhau về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng, trừ trường hợp có sự đồng ý của bên thứ ba.
  • Vậy nên, trong trường hợp này các bên không được chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận, nếu tự ý chấm dứt hợp đồng mà không có sự đồng ý của bên thứ ba là trái pháp luật.

>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Chủ thể là cá nhân giao kết hợp đồng đã chết, pháp nhân giao kết đã chấm dứt tồn tại

  • Hợp đồng dân sự được hình thành để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên, quyền và nghĩa vụ này gắn liền với nhân thân, nên trong trường hợp chủ thể giao kết hợp đồng đã chết, hoặc chấm dứt sự tồn tại thì đây là căn cứ để chấm dứt hợp đồng dân sự.

Hợp đồng bị chấm dứt do bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện

  • Mặc dù việc hủy bỏ hợp đồng dân sự hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự đều cho ra một kết quả là chấm dứt hợp đồng dân sự, chấm dứt sự tồn tại của hợp đồng trên thực tế. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất thì việc chấm dứt hợp đồng do hủy bỏ và đơn phương chấm dứt lại khác nhau:
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng: Khi có một bên vi phạm quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng, thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đó và không thực hiện nghĩa vụ của mình được giao kết trong hợp đồng. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thực hiện đó sẽ chấm dứt, các bên không có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ chưa thực hiện đó của mình, mà tiến hành thanh toán phần hợp đồng đã thực hiện.
  • Hủy bỏ hợp đồng: Khi hợp đồng dân sự bị hủy bỏ thì hợp đồng đó sẽ không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm ra quyết định hủy bỏ, tức là các bên xem như không có hợp đồng dân sự này xảy ra trên thực tế. Hậu quả pháp lý của việc hủy hợp đồng dân sự được giải quyết như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, nếu có xảy ra thiệt hại thì phải tiến hành bồi thường.

Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng giao kết trong hợp đồng không còn tồn tại

  • Nếu đối tượng trong hợp đồng dân sự không còn thì hợp đồng dân sự này sẽ bị chấm dứt, tuy nhiên không chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng. Chính vì lẽ đó, nếu đối tượng hợp đồng không còn tồn tại thì các bên có thể tiến hành thỏa thuận đối tượng thay thế hoặc bồi thường thiệt hại cho bên có thiệt hại xảy ra.
  • Ngoài ra, hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt trong các trường hợp khác theo pháp luật quy định.

>> Xem thêm: Quy định về hợp đồng thử việc

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng chấm dứt khi nào ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488