Hợp đồng nguyên tắc

by Ngọc Ánh

Hợp đồng nguyên tắc là thỏa thuận dân sự nên việc ghi nhận tiêu đề là “HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC” hay “THỎA THUẬN NGUYÊN TẮC” đều không làm thay đổi giá trị pháp lý của tài liệu này. Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ cùng quý bạn đọc đi phân tích một số quy định pháp lý về hình thức và nội dung của loại hợp đồng này.

Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào đó, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng này chỉ mang tính chất định hướng. Hợp đồng này thường sẽ được sử dụng khi các bên mới bước đầu tiếp cận tìm hiểu khả năng, nhu cầu của nhau và đã thống nhất được một số nội dung về việc hợp tác. Có thể hiểu đơn giản là hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng khung để các bên thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó.

Hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc

Phân loại hợp đồng nguyên tắc

Có hai dạng hợp đồng nguyên tắc:

(1) Hợp đồng nguyên tắc quy định tương đối chi tiết các vấn đề căn bản, có tính nguyên tắc về một giao dịch cụ thể (ví dụ: mua bán hàng hóa), sau đó thiết kế bổ sung một phụ lục (vd: PO) để làm hợp đồng cụ thể cho mỗi đơn hàng hoặc mỗi công việc cụ thể; 

(2) Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định một số vấn đề có tính định hướng và khái quát nhằm xác định ý chí của mỗi bên tham gia vào giao dịch, sau đó các bên sẽ ký kết chính thức một hợp đồng đầy đủ, cụ thể và chi tiết để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ cụ thể.

Thường phù hợp với giao dịch lớn, quan trọng nhưng chỉ thực hiện một lần, khi các bên cần có sự ghi nhớ lẫn nhau về ý chí và nguyện vọng tham gia, nhưng tại thời điểm ký kết hợp đồng nguyên tắc chưa có đủ điều kiện để soạn thảo và ký kết một bản hợp đồng chính thức. Trong trường hợp này, hợp đồng nguyên tắc gần giống với một bản thỏa thuận ghi nhớ.

Hợp đồng nguyên tắc có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của hợp đồng nguyên tắc không giới hạn là 01 năm hay 05 năm. Thông thường các bên khi ký kết hợp đồng thường thỏa thuận thời hạn tính theo đơn vị tháng hoặc năm để tiện cho việc quyết toán công việc hoàn thành và đối chiếu công nợ.

Hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc sẽ được xác định theo cách thức sau:

  1. Thứ nhất là áp dụng thời hạn theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nguyên tắc đã ký.
  2. Thứ hai thời hạn tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt khi công việc hoàn thành, hoặc đối tượng thực hiện hợp đồng không có khả năng tiếp tục thực hiện, hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
  3. Thứ ba thời hạn tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt theo quyết định của Tòa án hoặc ngày một trong các chủ thể hợp đồng bị giải thể, tuyên bố phá sản.
  4. Thứ tư thời hạn tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng bị thay thế bởi một thỏa thuận khác giữa các chủ thể ký kết hợp đồng.

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa cần có những nội dung gì?

  • Chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng cần chi tiết thông tin để xác định chủ thể của hợp đồng, vai trò trong quy trình mua bán hàng hóa.
  • Đối với hợp đồng có sự tham gia của bên bảo lãnh, bên thứ 3 thì cần xác định rõ thông tin và vai trò của các bên này trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng.
  • Thỏa thuận về xác định giá mua bán hàng hàng hóa
  • Thỏa thuận về phương thức đặt hàng và xác nhận đơn đặt hàng.
  • Thỏa thuận về thời điểm giao nhận hàng hóa, địa điểm giao nhận hàng hóa và cách các bên thay đổi trong quá trình mua bán hàng hóa.
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
  • Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng.
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những văn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.

Trường hợp nào nên ký hợp đồng nguyên tắc?

Do hợp đồng nguyên tắc thường chỉ được sử dụng như hợp đồng khung ban đầu trước khi các bên tiến tới bước ký hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ bất kỳ nên một số trường hợp sử dụng hợp đồng này gồm:

– Giao dịch về việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ chưa được hoàn thiện, các bên chưa thoả thuận được về tất cả các điều khoản chi tiết mà mới chỉ mô tả chung, cam kết về điều kiện của giao dịch.

– Các nội dung trong hợp đồng giữa các bên được quy định trong nhiều loại hợp đồng khác nhau nhưng nội dung lại tương đồng nhau. Khi đó, các bên sẽ sử dụng hợp đồng nguyên tắc như hợp đồng khung để căn cứ vào đó tạo thành các loại hợp đồng đơn lẻ khác theo từng loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định…

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng nguyên tắc”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Hợp đồng lao động mẫu

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán nhà đất 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488