Hợp đồng thuê khoán

by Thị Thảo Đào

Khoán việc là một hình thức khá phổ biến đôi khi ranh giới pháp lý giữa khoán việc/gia công…trong quan hệ lao động nhiều khi không rõ ràng dễ gây hiểu lầm và áp dụng luật dân sự. Luật Đại Nam xin giới thiệu tới quý bạn đọc mẫu hợp đồng thuê khoán và các quy định chung về loại hợp đồng này trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng thuê khoán

Hợp đồng thuê khoán

Khái niệm và đối tượng của hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc

Hiện nay trong hệ thống các văn bản pháp luật thì không có văn bản nào quy định cụ thể về định nghĩa hợp đồng khoán việc là gì, đối tượng áp dụng cũng như trường hợp áp dụng hợp đồng khoán việc là gì. Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng khoán việc vẫn được sử dụng rộng rãi và được pháp luật thừa nhận.

Theo khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:

Hợp đồng khoán việc được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao. Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.

Đối tượng của hợp đồng khoán việc:

Hợp đồng khoán việc thường áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ và ngắn hạn. Đối tượng của hợp đồng này là những người hoặc tổ chức cần người làm việc tạm thời, hoặc người lao động mong muốn làm việc tạm thời theo thỏa thuận.

Phân loại hợp đồng khoán việc:

Hợp đồng khoán việc có thể phân thành các loại như sau:

Hợp đồng khoán việc toàn bộ

Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.

Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

Hợp đồng khoán việc từng phần

Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.

Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

– Những trường hợp được sử dụng hợp đồng khoán việc đó là: trường hợp công việc giao khoán là công việc chỉ mang tính chất thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định, là công việc không có tính chất ổn định và lâu dài.

Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Mẫu hợp đồng thuê khoán

HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN

Số: ……/……

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………..thành phố ……………………… (Trường hợp việc chứng thực được  thực hiện ngoài trụ sở thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân quận (huyện), chúng tôi gồm có:

BÊN CHO THUÊ KHOÁN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):

Ông (Bà):………………………………………………………………………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………………………………………………….

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

1. Chủ thể là vợ chồng:

Ông:……………………………………………………………………………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………………………………………………….

Cùng vợ là Bà:……………………………………………………..…………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………………………………………………….

(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).

2. Chủ thể là hộ gia đình:

Họ và tên chủ hộ: …………………….………………………………………Sinh ngày:…………………

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………………………………………………….

Các thành viên của hộ gia đình:

Họ và tên: ……………………………………………………………………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………….

………………………………………………………………………………………………………………….

* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:

Họ và tên người đại diện: …………………….……………………………Sinh ngày:…………………..

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………

………………………………………………………………………………………………………………….

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………………………….

ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

3. Chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………..……………………

Trụ sở: …………………………………………………………………………………………………………

Quyết định thành lập số:……………………………………………..….ngày…. tháng …. năm ………

do ………………………………………………………………………….cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…………………………….ngày…. tháng …. năm ……….

do ………………………………………………………………………….cấp.

Số Fax: …………………………………………..Số điện thoại:……………………………..…………….

Họ và tên người đại diện: : ……………………………………………… Sinh ngày: : ………………….

Chức vụ: : ………………………………………………………………………..……………………………

Chứng minh nhân dân số: : ………………cấp ngày: ……………tại: …………………………………..

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ……………………………….…………

ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

BÊN THUÊ KHOÁN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B):

(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….             

Hai bên đồng ý thực hiện việc thuê khoán tài sản với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN THUÊ KHOÁN

Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản thuê khoán và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền thuê của Bên A đối với tài sản thuê khoán.

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2: THỜI HẠN THUÊ KHOÁN

Thời hạn thuê khoán tài sản nêu tại Điều 1 là: .…………………………………………………………….

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH THUÊ KHOÁN

Bên B sử dụng tài sản nêu tại Điều 1 vào mục đích: .…………………………………………………

ĐIỀU 4: GIÁ THUÊ KHOÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

1. Giá thuê khoán tài sản nêu tại Điều 1 là: ……………………………………………………..

(bằng chữ………………………………………………..…………………….………………………) (giá thuê khoán do các bên thỏa thuận, nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu. Tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc)

2. Phương thức thanh toán như sau: .…………………………………………………………..

3. Việc giao và nhận tiền thuê khoán do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4. Các thoả thuận khác: ………………………. (điều kiện giảm tiền thuê khoán, giải quyết sự kiện bất khả kháng …)             

ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC GIAO, TRẢ LẠI TÀI SẢN THUÊ KHOÁN

Ghi rõ các thỏa thuận về việc giao tài sản thuê khoán; việc đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán tại thời điểm giao; việc trả tài sản thuê khoán; các yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu trị giá tài sản thuê khoán bị giảm sút; địa điểm trả tài sản thuê khoán nếu tài sản thuê khoán  là động sản; các điều kiện nếu Bên B chậm trả tài sản thuê khoán….                        

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chuyển giao tài sản thuê khoán đúng thỏa thuận ghi trong Hợp đồng;

b) Bảo đảm quyền sử dụng của tài sản cho Bên B;

c) Thông báo cho Bên B về quyền của người thứ ba (nếu có) đối với tài sản thuê khoán;

d) Thanh toán cho Bên B chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán;

đ) Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật thuê khoán) do sự kiện bất khả kháng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

e) Không được đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng trong trường hợp tài sản thuê khoán là nguồn sống duy nhất của Bên B và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Bên A;

f) Báo trước cho Bên B thời hạn …………… nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng;

g) Các thỏa thuận khác …

2. Bên A có quyền sau đây:

a) Nhận đủ tiền thuê tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;

b) Nhận lại tài sản thuê khoán khi hết hạn Hợp đồng;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B khai thác công dụng không đúng mục đích;

d) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 7: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận và báo cho Bên A theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;

b) Thông báo kịp thời tình hình tài sản thuê khoán nếu Bên A có yêu cầu hoặc đột xuất;

c) Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

d) Trả đủ tiền thuê khoán tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;

đ) Trả lại tài sản thuê khoán khi hết hạn Hợp đồng;

e) Không được cho thuê khoán lại tài sản thuê khoán, nếu không có sự đồng ý của Bên A;

f) Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút gía trị tài sản thuê khoán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

g) Báo trước cho Bên A thời hạn ………..… nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng;

h) Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

i) Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng (nếu tài sản thuê khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

k) Các thỏa thuận khác …

2. Bên B có các quyền sau đây:

a) Nhận tài sản thuê khoán theo đúng thỏa thuận;

b) Khai thác công dụng tài sản thuê khoán theo đúng mục đích;

c) Thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán (nếu có thỏa thuận) nhưng vẫn phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán;

d) Được hưởng một nửa số súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

đ) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 8: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CHỨNG THỰC

Lệ phí chứng thực liên quan đến việc thuê khoán tài sản theo Hợp đồng này do Bên .…. chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 9: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 10: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân, về tài sản thuê khoán ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

c) Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

d) Các cam đoan khác …             

2. Bên B cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản thuê khoán;

c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

d) Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

đ) Các cam đoan khác …

ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

– Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

                            BÊN A                                                                         BÊN B

              (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                          (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp đồng thuê khoán. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488