Hợp đồng ủy quyền

by Ngọc Ánh

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền; bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền

Thời hạn ủy quyền

Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Quy định về hợp đồng ủy quyền 

Theo Điều 562, Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hoạt động xác lập hợp đồng ủy quyền phải dựa trên tinh thần tự nguyện thỏa thuận, không bị ép buộc hoặc lừa dối trong việc xác lập quan hệ ủy quyền. Bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (tiền công) theo thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ các bên 

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng ủy quyền quy định từ Điều 565 đến Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền

– Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:

+ Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

+ Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

– Quyền của bên được ủy quyền:

+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

– Nghĩa vụ của bên ủy quyền:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

– Quyền của bên ủy quyền:

+ Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

+ Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015.

 Một số lưu ý khi xác lập hợp đồng ủy quyền

+ Việc ủy quyền cần phải được lập thành văn bản. Trong một số trường hợp hoạt động ủy quyền phải có sự chứng thực xác nhận của bên thứ ba là văn phòng công chứng. Thông thường vấn đề ủy quyền liên quan đến chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất sẽ được xác lập tại văn phòng công chứng theo Luật công chứng năm 2014 và Luật đất đai năm 2013. Các trường hợp khác liên quan đến các giao dịch dân sự theo quy định của luật dân sự thì không cần phải công chứng.

+ Cần quy định về thời hạn ủy quyền (Nếu không quy định về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày xác lập quan hệ ủy quyền có hiệu lực.

+ Trong hợp đồng ủy quyền cũng cần quy định về có được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba hay không. Nếu quy định là được phép ủy quyền lại thì nên quy định là cần có sự đồng ý bằng văn bản của bên được ủy quyền thì mới được phép ủy quyền lại cho bên thứ 3. Quy định này tránh việc tranh chấp trong hoạt động ủy quyền.

+ Nội dung và phạm vi ủy quyền cần được quy định rõ ràng, chi tiết và gắn với trách nhiệm của bên được ủy quyền. Ví dụ: Bên ủy quyền chỉ được thực hiện các nội dung trong phạm vi ủy quyền, nếu thực hiện ngoài phạm vi thì phải được sự đồng ý bằng văn bản, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập về mặt pháp lý đối với phạm vi thực hiện công việc ngoài phạm vi ủy quyền. 

Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền?

Uỷ quyền có thù lao

– Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Uỷ quyền không có thù lao

– Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

(Căn cứ Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015)

 Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng ủy quyền”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Các loại hợp đồng lao động

Mẫu hợp đồng mua bán xe máy

Hợp đồng thuê mặt bằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488