Hiện nay, các công ty, tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực (hay còn gọi là công ty mẹ) khi thực hiện các dự án của mình thường hay thành lập các công ty con theo hình thức góp vốn thành lập 100% hoặc cùng hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện. Sau khi thành lập, các công ty con này sẽ là chủ đầu tư trực tiếp thực hiện và phát triển dự án. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty con
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp
Công ty con là gì?
Căn cứ theo Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Công ty con là trường hợp mà một công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ.
- Công ty góp vốn được gọi là công ty mẹ. Công ty con phải chịu toàn bộ sự điều khiển của công ty mẹ.
- Công ty con phải chịu sự bổ nhiệm của các chức vụ quan trọng như Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị,…
Hồ sơ thành lập công ty con
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Để hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, thông thường công ty mẹ sẽ cử người đại diện và góp vốn cho công ty con.
Theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP và Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, hồ sơ thành lập công ty con được thực hiện tương tự như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tương ứng với các loại hình doanh nghiệp như: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên.
Lưu ý: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp phải thể hiện công ty mẹ là cổ đông/thành viên góp vốn sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông hoặc vốn điều lệ.
Ngoài những giấy tờ trên, công ty mẹ phải nộp thêm các loại giấy tờ sau:
- Quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn hoặc quản lý công ty con.
- 01 bản sao y CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý
- 01 bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ.
Tại sao phải thành lập công ty con?
Ngày này, việc thành lập công ty con là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những công ty đa ngành nghề bởi vì công ty con mang lại những giá trị sau:
- Công ty con là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng. Việc này giúp các công ty mẹ thuận lợi trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh.
- Công ty con là một doanh nghiệp hoạt động độc lập với công ty mẹ về mặt pháp lý, tài chính, ngành nghề kinh doanh (có thể kinh doanh cùng ngành nghề nhưng không phụ thuộc). Việc này sẽ giúp công ty con phát triển chuyên về một lĩnh vực nhất định.
- Ngược lại nếu nhiều công ty con được thành lập trong cùng một ngành nghề khác nhau nhưng hoạt động độc lập sẽ giúp tạo sự cạnh tranh với nhau để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất từ đó giúp các công ty con và công ty mẹ đều phát triển.
- Khi thành lập công ty con sẽ giúp các doanh nghiệp lớn (công ty mẹ) thuận lợi trong việc hoạt động đa ngành nghề kinh doanh, từ đó thâm nhập thị trường nhanh hơn và mang lại hiệu quả kinh doanh nhất định.
Thủ tục thành lập công ty con
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Bước đầu tiên để thành lập công ty con đó là phải chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty con tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập công ty con là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.
Có 2 cách để nộp hồ sơ:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận 1 cửa Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thành lập công ty con
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm là trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc là từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký thành lập công ty, nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Khi nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật mang giấy biên nhận giải quyết hồ sơ; nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thì người được ủy quyền phải mang văn bản ủy quyền và nộp bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau:
- Đối với công dân Việt Nam: CCCD/CMND/Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài có hiệu lực.
Bước 3: Các công việc cần phải thực hiện sau khi thành lập
Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh, công ty con cần phải thực hiện các công việc sau:
- Công ty con phải công bố thông tin hoạt động trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến chính thức hoạt động. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
- Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên, cổ đông phải góp đủ số vốn đã đăng ký.
- Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên (sổ đăng ký cổ đông) ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên (Sổ đăng ký cổ đông) có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.
- Kê khai lệ phí môn bài.
- Treo biển tại trụ sở công ty.
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
- Thông báo mẫu con dấu cho phòng đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký thuế lần đầu.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
- Áp dụng hóa đơn.
- Đăng ký sử dụng chữ ký số.
- Khai trình lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thời gian thành lập công ty con mất bao lâu?
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hoàn thành nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh, thời gian thành lập công ty con thông thường từ khoảng 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vì vậy, vấn đề thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào hồ sơ của mình có đầy đủ và hợp lệ hay không nữa.
Lệ phí khi thành lập công ty con
Thứ nhất, lệ phí đăng ký doanh nghiệp: theo thông tư 47/2019/TT-BTC, mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu là 50.000 đồng/lần. Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần
Ngoài ra, sẽ còn phát sinh thêm một số chi phí có liên quan như: Chi phí mở tài khoản ngân hàng, chi phí mua chữ ký số, tạo con dấu…Những chi phí này sẽ tùy thuộc vào vào tình huống thực tế của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty con. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì