Chính sách giảm thuế GTGT là chính sách có ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng của nền kinh tế, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tiêu dùng. Thực hiện đúng quy định của chính sách này doanh nghiệp, cá nhân hộ kinh doanh khi bán hàng cần xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo mức thuế suất được giảm (thấp hơn) để được hưởng ưu đãi theo quy định. Luật Đại Nam chia sẻ đến các bạn nội dung Hướng dẫn lập hóa đơn thuế GTGT 8% theo Nghị định 44/2023
Nội Dung Chính
Hướng dẫn viết hoá đơn giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Để đảm bảo việc xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo đúng quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP được chính xác thì các bạn cần tra cứu loại hàng hóa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hàng trong kho của doanh nghiệp xuất bán ra hoặc dịch vụ dự kiến xuất ra) để đối chiếu với danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại phụ lục số I, II, III Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.
Tiếp theo, sau khi các bạn đã xác định đúng là hàng hóa dịch vụ định xuất hóa đơn thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT thì các bạn sẽ lập hóa đơn giảm thuế.
Căn cứ theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 và theo khoản 3, Điều 1, Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục khi xuất hóa đơn giảm thuế GTGT như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
– Khi lập hoá đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
– Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
– Khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT cần lưu ý:
+ Tại cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm;
+ Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu;
Đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15”.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.
Một số lưu ý về lập hóa đơn nhiều thuế suất và kê khai hóa đơn giảm thuế
– Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo mức thuế suất cũ chưa được giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ.
Dựa trên hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Hướng dẫn kê khai phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Mẫu số 01 kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP cùng với tờ khai thuế GTGT.
Kết luận
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng tác động trực tiếp tới việc giảm giá bán của hàng hóa dịch vụ, giúp người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ đó phải chi trả ít hơn, nên có tác động tích cực tới việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng được mua giá rẻ hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Hướng dẫn lập hóa đơn thuế GTGT 8% theo Nghị định 44/2023″. Luật Đại Nam hy vọng rằng qua bài viết sẽ giúp các bạn và quý doanh nghiệp hiểu rõ và biết cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT chính xác theo quy định của Nghị định 44/2023/NĐ-CP, tránh việc xuất không đúng thuế suất hóa đơn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua hoặc bị phạt do xuất hóa đơn sai thuế suất.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM