Hướng dẫn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong công ty TNHH 1 thành viên

by Lê Vi

Khi các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều; một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường là quy luật cạnh tranh sẽ xảy ra; dẫn đến việc đào thải các doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh ra khỏi thị trường. Một trong các hình thức để doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là hình thức phá sản. Vậy, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong công ty TNHH 1 thành viên như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc này

Căn cứ pháp lý

  • Luật phá sản năm 2014

Tình trạng phá sản của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Do đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phá sản khi đáp ứng hai điều kiện sau:

– Mất khả năng thanh toán: tức là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (mà không cần phải có yêu cầu thanh toán của chủ nợ);

– Có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

Hướng dẫn Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong công ty TNHH 1 thành viên

Hướng dẫn Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong công ty TNHH 1 thành viên

Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong công ty TNHH 1 thành viên

Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi công ty mất khả năng thanh toán.
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Các trường hợp trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Người nộp đơn có quyền, nghĩa vụ nộp đơn.
  • Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 Luật Phá sản 2014.
  • Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với công ty mất khả năng thanh toán.
  • Chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và công ty mất khả năng thanh toán thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu và chủ nợ đã rút đơn yêu cầu;
  • Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;

b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện

Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Trình tự xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Phân công Thẩm phấn giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

  • Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho bạn về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
  •  Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo cho bạn sửa đổi, bổ sung đơn; Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác; Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi thuộc trường hợp trả lại đơn quy định trong Luật phá sản.

Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tòa án nhân dân có thẩm quyền

Trong trường hợp Tòa án nhân dân xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân này có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.

Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung quy định thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo; trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau: Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật  phá sản; Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật  phá sản; Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật phá sản; Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Tòa án xem xét dựa kết quả thương lượng giữa chủ nợp nộp đơn và công ty TNHH 1 thành viên

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.

Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, công ty TNHH 1 thành viênmất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.

Trường hợp người nộp đơn không phải là công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này

Tòa án Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật phá sản.

Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán.

Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của công ty TNHH 1 thành viên bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy công ty TNHH 1 thành viên không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán.

Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi công ty TNHH 1 thành viên mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.

Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, công ty TNHH 1 thành viên bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề Hướng dẫn Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong công ty TNHH 1 thành viên do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488