Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

by Lê Vi

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có tính tự chủ và linh hoạt nên rất được ưa chuộng. Bởi doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất; dẫn tới việc thuận lợi trong quản lí; điều hành và quyết định các vấn đề của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giống như những doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức có tên riêng được nhà nước thừa nhận thông qua việc nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mục đích của doanh nghiệp tư nhân là thường xuyên, liên tục thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp tư nhân trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty này. Luật sư X sẽ khái quát cho bạn một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu.

Chủ sở hữu của DNTN là một cá nhân không thuộc diện bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Thứ hai, Huy động vốn trên thị trường chứng khoán: DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, khi hoạt động kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, chỉ có phương thức duy nhất là chủ doanh nghiệp đầu tư thêm. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lấy những tài sản khác của mình để đầu tư, hoặc nhân danh cá nhân mình huy động vốn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được xem là pháp nhân khi có đủ các điều kiện:

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có cơ cấu tổ chức rõ ràng theo quy định của pháp luật.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tuy nhiên, theo quy định thì DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Như vậy có thể thấy vốn của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản của Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Mặt khác, chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh chính mình để tham gia hoạt động tố tụng với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của chủ DNTN.

Do đó, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ các điều kiện để được xem là một pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Thứ tư, Giới hạn trách nhiệm: trách nhiệm vô hạn.

Doanh nghiệp tư nhân cũng như người chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ DNTN đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của mình; kể cả những tài sản không được huy động vào kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, theo chế độ trách nhiệm vô hạn thì chủ DNTN phải dùng cả tài sản đầu tư kinh doanh lẫn tài sản khác thuộc sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ bên ngoài của thương nhân.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Mức vốn mà chủ sở hữu đưa ra phải phù hợp, không vượt quá thực tế để tránh rắc rối có thể gặp phải sau này.

  • Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty là 1 triệu đồng, điều này hoàn toàn pháp luật không cấm, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.
  • Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp. Chẳng hạn, vốn pháp định đối với công ty dịch vụ bảo vệ: là 2 tỷ VNĐ, thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.

Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT, các bạn có thể tải file tại đây rồi điền theo hướng dẫn.

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

 Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã nêu phía trên.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo 1 trong 2 phương thức sau đây:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Những vấn đề lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Khắc dấu;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân;
  • In hóa đơn;
  • Thông báo số tài khoản ngân hàng;
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số;
  • Khai trình lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, bạn chỉ mất 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế do người dân không nắm rõ được cụ thể thủ tục hành chính nên việc thành lập doanh nghiệp có thể kéo dài 1 tuần, thậm chí vài tuần.

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Lệ phí đăng ký là 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại thời điểm nộp hồ sơ (tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Bạn sẽ được miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Lệ phí đăng ký là 100.000 đồng/lần đối với Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488