Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

by Đàm Như

Khi một người có tài sản không may chết, vấn đề thừa kế được đặt ra. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung được nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện, do đó chế định về thừa kế không chỉ được người nhận di sản quan tâm đông đảo mà người để lại di sản cũng muốn biết di sản mình để lại có đúng quy định của pháp luật và đúng người nhận di sản hay không. Vấn đề cháu được hưởng di sản từ ông, bà không là một trong những câu hỏi thường gặp. Cùng Luật Đại Nam giải đáp các vấn đề liên quan trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý: 

  • Điều 221; 624; 626; 630; 651; 652;653 Bộ luật Dân sự 2015;

Cháu là gì? Cháu của ông, bà là gì?

Cháu là gì? Theo từ điển Tiếng việt thì cháu là vai và tiếng gọi những con của con mình trở xuống và con những người ngang vai mình trong thân hay ngoài thân.

Cháu của ông, bà là gì? Cháu của ông, bà bao gồm cháu trong gia đình và cháu trong xã hội. Cháu của ông, bà trong gia đình có thể là cháu ruột hoặc cháu nuôi của người là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Thế nào là di sản của ông, bà?

  • Khi ông, bà là chủ sở hữu tài sản và tài sản đó là hợp pháp: 

Căn cứ quy định tại Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

“1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
  2. Thu hoa lợi, lợi tức.
  3. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
  4. Được thừa kế.
  5. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
  6. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
  7. Trường hợp khác do luật quy định.”

–   Di sản là gì? Theo điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

– Di sản đó còn sau khi người thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ của người để lại di sản hoặc người để lại di sản không để lại bất cứ một nghĩa vụ nào mà người thừa kế phải thực hiện bởi lý do:

Theo quy định tại Điều 614 và 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại và.những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Trường hợp 1: Thừa kế theo di chúc

Trước khi ông/bà chết mà muốn để lại tài sản cho ai, thì có quyền lập di chúc để lại tài sản của ông bà cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quyền của người lập di chúc

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Theo điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, ông/bà lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế và phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản, họ có quyền quyết định đối với tài sản của mình sẽ để lại cho ai nên nếu ông/bà chết mà muốn để lại di sản cho cháu thì có thể lập di chúc và chỉ định cháu sẽ là người hưởng thừa kế.

Trường hợp 2: Thừa kế theo pháp luật

Khi ông/bà chết mà không để lại di chúc thì di sản để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì cháu sẽ thuộc hàng thừa kế thứ hai. Theo quy định tại khoản 3 điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chỉ được nhận thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thêm nữa, tại điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp về thừa kế thế vị. Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, cháu sẽ được nhận thừa kế nếu ông/bà để lại di chúc và chỉ định cháu là người nhận thừa kế hoặc nếu không để lại di chúc thì theo quy định về thừa kế theo pháp luật để xác định cháu được nhận thừa kế.

Cháu nuôi có được hưởng di sản từ ông, bà không?

Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”

Điều luật này chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi dẫn chiếu đến Điều 651 và 652 chứ không đề cập đến mối quan hệ giữa cháu nuôi với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Phải chăng pháp luật bỏ ngỏ quy định trên. Luật không đề cập đến thì cháu nuôi có được hưởng thừa kế của ông, bà hay không là câu hỏi đặt ra đối với các nhà làm luật. Theo quan điểm của chúng tôi thì luật cho phép con nuôi được hưởng di sản của bố nuôi, mẹ nuôi, mà bố nuôi, mẹ nuôi là con của ông, bà nên cháu nuôi hoàn toàn có quyền hưởng di sản từ ông, bà để lại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về cháu được hưởng di sản từ ông, bà không để bạn đọc tham khảo. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cháu hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế theo di chúc nếu đáp ứng các quy định của pháp luật và cháu ruột cũng có quyền hưởng di sản từ ông, bà nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trong bài viết cũng đề cập đến vấn đề cháu nuôi có được hưởng di sản của ông, bà hay không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488