Kinh doanh hộ gia đình phải đóng những loại thuế phí nào?

by Hồng Hà Nguyễn

Kinh doanh hộ gia đình phải đóng những loại thuế phí nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Kinh doanh hộ gia đình phải đóng những loại thuế phí nào?

Kinh doanh hộ gia đình phải đóng những loại thuế phí nào?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP
  • Thông tư 40/2021/TT-BTC

Kinh doanh hộ gia đình phải đóng những loại thuế phí nào?

Thực chất, kinh doanh hộ gia đình là cách nói khác của hộ kinh doanh, mà theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:

– Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.

– Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Theo đó, kinh doanh hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải chịu lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và một số loại thuế khác nếu sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực đặc thù.

>> Xem thêm: Phân biệt tránh thuế và trốn thuế

Kinh doanh hộ gia đình phải nộp Thuế GTGT và thuế TNCN khi nào?

Về nguyên tắc tính 02 loại thuế nêu trên được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

– Hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

– Hộ kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Như vậy, trường hợp kinh doanh hộ gia đình có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế GTGT và TNCN.

Kinh doanh hộ gia đình phải nộp lệ phí môn bài khi nào?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 01 triệu đồng/năm.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500 nghìn đồng/năm.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300 nghìn đồng/năm.

Như vậy, kinh doanh hộ gia đình phải nộp lệ phí môn bài khi có mức doanh thu như đã nêu trên kèm theo mức thu lệ phí được quy định.

Tuy nhiên, kinh doanh hộ gia đình cũng có thể được miễn nộp lệ phí môn bài khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP như sau:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bên cạnh đó, từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, tức ngày 25/02/2020 thì các chủ thể nêu trên còn được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn đăng ký thuế hộ kinh doanh của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế đăng ký hộ kinh doanh;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế hộ kinh doanh ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế hộ kinh doanh;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488