Kinh doanh nhỏ là gì? Kinh doanh nhỏ theo quy định

Kinh doanh nhỏ là gì? Kinh doanh nhỏ theo quy định

by Lê Vi

Kinh doanh nhỏ là hình thức kinh doanh không cần quá nhiều vốn như các hình thức kinh doanh khác, vừa thuận lợi cho chủ đầu tư, vừa mang lại rủi ro thấp. Tuy nhiên, để có thể bắt đầu hình thức kinh doanh này một cách thuận lợi nhất thì cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật, cũng như những lưu ý khi thực hiện mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Kinh doanh nhỏ là gì? Kinh doanh nhỏ theo quy định

Kinh doanh nhỏ là gì? Kinh doanh nhỏ theo quy định

Kinh doanh nhỏ là gì? Kinh doanh nhỏ theo quy định

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Kinh doanh nhỏ là gì?

Tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì các chủ thể được hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ bao gồm:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Những hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh

Dựa vào Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, những ngành nghề hoạt động không phải đăng ký kinh doanh là:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Trừ những ngành nghề bắt buộc phải đăng ký kinh doanh ra thì các cá nhân muốn hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hoàn toàn có thể hoạt động trên các ngành nghề mà pháp luật không bắt buộc đăng ký kinh doanh.

Kinh doanh nhỏ phải làm gì để không vi phạm pháp luật?

Các cá nhân khi kinh doanh nhỏ lẻ cần phải lưu ý những vấn đề sau để tránh không bị vi phạm pháp luật:

  • Cá nhân thành lập, tham gia hộ kinh doanh/kinh doanh nhỏ lẻ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về chủ thể;
  • Theo quy định pháp luật, nếu hộ kinh doanh mà có 10 lao động trở lên thì cần phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Về điều kiện chủ thể, cá nhân thành lập hoặc tham gia vào kinh doanh nhỏ lẻ không được đồng thời là chủ của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên còn lại trong công ty hợp danh;
  • Ngay cả khi kinh doanh nhỏ lẻ, thì hộ kinh doanh vẫn cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh, hồ sơ xin thành lập hộ kinh doanh được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
  • Đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì hộ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngành nghề mới được phép tiến hành hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh nhỏ theo quy định

Thuế và đăng ký giấy phép kinh doanh là 2 vấn đề được hầu hết các cá nhân cũng như hộ kinh doanh nhỏ lẻ quan tâm. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, sinh lời tạo ra mà các hộ kinh doanh nhỏ lẻ sẽ phải đăng ký hoặc đóng thuê theo quy định. Cụ thể:

Về đăng ký giấy phép kinh doanh

  • Trường hợp cần đăng ký kinh doanh: Hộ kinh doanh thực hiện hoạt động thương mại thuộc các ngành nghề có điều kiện mà pháp luật quy định (dịch vụ cầm đồ, sản xuất con dấu, luật sư,…).
  • Trường hợp không cần đăng ký kinh doanh: Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và các trường hợp quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP.

Về thuế phí kinh doanh

Tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định, cá nhân hoạt động kinh doanh phải tuân thủ về thuế, giá và phí liên quan đến dịch vụ mà mình kinh doanh. Cụ thể:

  • Đối với trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm sẽ không phải đóng thuế.
  • Trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà có dưới 02 lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thì không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Nếu kinh doanh về dịch vụ ăn uống, thực phẩm thì cá nhân phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Kinh doanh nhỏ là gì? Kinh doanh nhỏ theo quy định. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488