Trong thời gian thai sản, lao động nữ mang thai sẽ được hưởng những chế độ chăm sóc sức khỏe riêng theo quy định pháp luậy và quy định cụ thể của từng đơn vị sử dụng lao động. Trong bài viết này Luật Đại Nam sẽ thông tin đến bạn vấn đề Lao động nữ mang thai có phải làm ca đêm, thêm giờ?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật dân sự 2015
- Luật lao động 2019
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Lao động nữ mang thai có phải làm ca đêm, thêm giờ?
Để bảo vệ thai sản cho lao động nữ, khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
Do đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) vẫn có thể phải làm ca đêm, làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
Tuy nhiên, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được người này đồng ý. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ.
Vì vậy, lao động nữ mang thai vẫn có thể phải làm ca đêm theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp nêu trên nhưng không bắt buộc làm thêm giờ khi không đồng ý.
Trên đây là những lưu ý về giờ làm việc của phụ nữ mang thai theo BLLĐ năm 2019 mà doanh nghiệp cũng như người lao động cần biết.
Quy định thời gian làm việc của người lao động nữ mang thai
Theo Điều 155 của Bộ Luật lao động năm 2012 đã quy định đối với những lao động nữ về việc quyền lợi khi mang thai như sau:
- Không được sử dụng các lao động là nữ mang thai làm việc vào ban đêm, phải làm thêm giờ hay đi công tác.
- Được chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn khi mang thai từ tháng 7 trở đi. Giảm bớt 1 giờ đồng hồ làm việc trong ngày. Nhưng vẫn được nhận đầy đủ lương.
- Trong suốt thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ được nghỉ theo chế độ mà đã được pháp luật đã ban hành về bảo hiểm xã hội. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Sẽ không bị xử phạt luật lao động.
- Doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ. Vì lý do đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản sau sinh, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Trừ khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
- Người lao động nữ trong thời gian đang bị hành kinh. Sẽ được nghỉ 30 phút mỗi ngày. Nếu trong khoảng thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Sẽ được nghỉ 1 tiếng mỗi ngày. Nhưng vẫn được nhận một cách đầy đủ lương theo hợp đồng đã được kí kết.
- Không chỉ người phụ nữ mang thai và mới sinh con. Được nghỉ chế độ thai sản. Theo quy định pháp luật cho phụ nữ mang thai trong thời gian người vợ sinh con, người chồng cũng được nghỉ một số ngày theo quy định của pháp luật.
Từ 2021, khi nào lao động nữ mang thai được giảm giờ làm?
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định giờ làm việc bình thường đối với người lao động là không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Riêng với lao động nữ mang thai, giờ làm việc sẽ được giảm bớt nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Hiện nay, theo BLLĐ năm 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc phải mang thai tới tháng thứ 7 mới được giảm giờ làm hoặc chuyển công việc nhẹ hơn. Đồng nghĩa với đó, khi mang thai dưới 07 tháng, lao động nữ vẫn phải làm công việc nặng nhọc như bình thường.
Với BLLĐ năm 2019, người lao động khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm giờ làm.
Có thể thấy, từ ngày 01/01/2021, lao động nữ chỉ cần mang thai khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì được giảm 01 giờ làm việc hàng ngày nếu thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Lao động nữ mang thai có phải làm ca đêm, thêm giờ? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai theo quy định pháp luật
Khi nào lao động nữ mang thai được giảm giờ làm?