Mã số doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

by Lê Vi

Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ được cấp một mã số gọi là mã số doanh nghiệp, vậy mã số doanh nghiệp là gì và có thể tra cứu mã số doanh nghiệp ở đâu? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Mã số doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh Nghiệp năm 2020;
  • Thông tư 127/2015/TT-BTC Hướng dẫn việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp là gì?

Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập, được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020).

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Đồng thời, Điều 8 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp như sau:

  • Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp;
  • Tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mã số doanh nghiệp cũng chấm dứt hiệu lực;
  • Được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp

Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

  • Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, mã số doanh nghiệp cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
  • Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
  • Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.

Nguyên tắc cấp mã số doanh nghiệp

Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC quy định:

Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện một cách tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Những điểm cần lưu ý về cấp mã số doanh nghiệp

  • Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được trùng với tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp hết hiệu lực.
  • Mã số doanh nghiệp được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
  • Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

 Vì sao mã số thuế và mã số doanh nghiệp là một?

Trước đây Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định mã số doanh nghiệp riêng và mã số thuế riêng; đến nay Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: khi được cấp mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp đồng thời hoàn thành hai thủ tục, mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế. Quy định này vẫn được giữ nguyên cho tới Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. Điều này giúp rút gọn các thủ tục hành chính; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hoạt động doanh nghiệp, nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

Tránh hiện tượng xảy ra như trước đây là doanh nghiệp nợ thuế nhưng vẫn có thể giải thể khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh không thể trực tiếp kiểm tra việc đóng thuế của doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp xem ở đâu?

Nếu muốn tra cứu mã số doanh nghiệp, bạn hãy truy cập vào dangkykinhdoanh.gov.vn và làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Chọn mục tìm doanh nghiệp sau đó nhập tên công ty, sẽ có gợi ý các tên công ty tương tự bạn chọn tên chính xác của công ty cần tìm và bấm tìm kiếm (biểu tượng kính lúp).

Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị các thông tin của doanh nghiệp như: Tên tiếng Việt, tên viết tắt, tình trạng hoạt động, mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, ngành, nghề hoạt động…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mã số doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488