Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là dịch vụ cần thiết và có vai trò quan trọng đối với xu hướng thời đại ngày nay. Thế nhưng nhiều người vẫn không hiểu rõ giấy tờ pháp lý như thế nào. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn cho quý khách chi tiết về vấn đề ” Mẫu cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 143/2016/NĐ-CP
- Luật Giáo dục nghề nghiệp 2019
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có mấy loại hình ?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Mẫu cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghề, học nghề nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm, kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao chất lượng của quá trình lao động và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Đào tạo nghề là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực và gắn với việc giải quyết nhu cầu về việc làm của người lao động.
Đào tạo nghề gồm đào tạo nghề dài hạn và đào tạo nghề ngắn hạn:
- Đào tạo nghề dài hạn được thực hiện dưới hình thức đào tạo mới và đào tạo lại nhằm cung cấp một đội ngũ công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề, đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng nguồn nhân lực có kĩ thuật cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.
- Đào tạo nghề ngắn hạn, dạy nghề tổ chức theo lớp học – vừa học lí thuyết vừa thực hành; dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng hoặc tại nơi sản xuất – chủ yếu rèn luyện kĩ năng thực hành nghề; chuyển giao công nghệ – truyền lại cho người học nghề những công nghệ mới, bí quyết công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.
Dịch vụ tư vấn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Luật Đại Nam
- Tư vấn các điều kiện cần và đủ để xin giấy phép hoạt động thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép hoạt động thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Trực tiếp đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nội dung Dịch vụ tư vấn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Luật Đại Nam
Tư vấn miễn phí trước khi đăng ký thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả sau khi thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Mẫu cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Mẫu cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp” trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Xin giấy phép mở tiệm nail
- Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học gồm những gì ?
- Hồ sơ thành lập Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm