Mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh

by Hồng Hà Nguyễn

Mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh được quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ vấn đề.

Mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh

Mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 40/2021/TT-BTC
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC

Hộ kinh doanh có được miễn giảm thuế không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC ghi nhận về việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau:

Nguyên tắc tính thuế

Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Như vậy, quy định trên cho thấy chỉ khi doanh thu của hộ kinh doanh dưới 100 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Doanh thu của hộ kinh doanh được hiểu là từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

>> Xem thêm: Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh online

Quy trình miễn, giảm thuế hộ kinh doanh 

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng kinh doanh thì gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn.

Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:

+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

+ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Cách thức thực hiện

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan Thuế;

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

Mẫu đơn xin giảm thuế hộ kinh doanh

Tại Phụ lục I Danh mục biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế 01/MGTH như sau:

Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn đăng ký thuế hộ kinh doanh của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế đăng ký hộ kinh doanh;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế hộ kinh doanh ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế hộ kinh doanh;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488